Mất 300 triệu đồng vì chiêu lừa thông dụng qua mạng

Thanh Le Đăng lúc: Thứ ba, 22/09/2020 10:09 (GMT +7)
Mặc dù kẻ lừa đảo sử dụng chiêu rất thông dụng, một người đàn ông ở Sài Gòn vẫn bị mắc lừa một cách dễ dàng.

Anh N.T.A, sống tại TPHCM vừa bị mất 300 triệu đồng chỉ vì mắc lừa kẻ lừa đảo chuyên nghiệp trên mạng xã hội.

Theo đó, vào ngày 20/9, sau khi trao đổi qua mạng với một khách hàng muốn thuê lại căn hộ ở Quận 4, TPHCM, Anh N.T.A đã yêu cầu khách đặt tiền cọc là 7,5 triệu đồng. Tuy nhiên, khách cho biết đang sống ở nước ngoài nên muốn gửi số tiền cọc qua dịch vụ chuyển tiền quốc tế Western Union. Không nghi ngờ, anh N.T.A đồng ý.

Sau khi nhận được mã giao dịch, anh liền mở e-banking để lấy mã OTP gửi vào đường link theo yêu cầu.
Sau khi nhận được mã giao dịch, anh liền mở e-banking để lấy mã OTP gửi vào đường link theo yêu cầu.

Sau khi nhận được mã giao dịch, anh liền mở e-banking để lấy mã OTP gửi vào đường link theo yêu cầu, ngay lập tức, anh thấy tài khoản của mình bị trừ mất 300.000.000 đồng. Hiện tại, anh N.T.A vẫn cảm thấy hết sức hoang mang, suy sụp.

Bộ Công an xác nhận đây là thủ đoạn khá thông dụng mà bọn lừa đảo sử dụng để chiếm đoạt tài sản của người bán hàng online và các hộ kinh doanh. Các nhóm lừa đảo thường đóng giả là người Việt Nam đang ở nước ngoài, đặt mua hàng số lượng lớn, sau đó đề nghị chuyển tiền trả trước cho người bán thông qua dịch vụ chuyển tiền quốc tế Western Union.

Vì khách hàng của anh T.A nói đang sống tại nước ngoài nên muốn gửi số tiền cọc qua dịch vụ chuyển tiền quốc tế Western Union. 
Vì khách hàng của anh T.A nói đang sống tại nước ngoài nên muốn gửi số tiền cọc qua dịch vụ chuyển tiền quốc tế Western Union. 

Nhóm lừa đảo sẽ làm giả mọi hóa đơn, chứng từ rồi chụp ảnh gửi cho bị hại làm nạn nhân nghĩ là bên mua hàng đã thực hiện lệnh chuyển tiền. Cùng với đó, những kẻ lừa đảo sẽ chuyển đường link giả mạo website của dịch vụ chuyển tiền quốc tế Western Union rồi hướng dẫn người bị hại đăng nhập vào đường link này.

Khi nạn nhân nhấp vào đường link và thực hiện khai báo các thông tin như tên, tuổi, địa chỉ, mã số thẻ ngân hàng... trên website giả mạo để làm thủ tục rút tiền.

Nhóm lừa đảo sẽ làm giả mọi hóa đơn, chứng từ rồi chụp ảnh gửi cho bị hại.
Nhóm lừa đảo sẽ làm giả mọi hóa đơn, chứng từ rồi chụp ảnh gửi cho bị hại.

Nhóm lừa đảo sau đó sẽ gửi tin nhắn yêu cầu nạn nhân cung cấp mã OTP trên trang web giả và thực hiện việc rút tiền nên ngân hàng trong nước sẽ gửi mã OTP vào điện thoại của bị hại. Khi bị hại điền mã OTP này để hoàn tất thủ tục nhận tiền thì việc chiếm đoạt tiền của nhóm lừa đảo cũng đã xong.

Bộ Công an cảnh giác người dân không cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Các ngân hàng cũng thường xuyên có trách nhiệm nhắc nhở khách hàng qua tin nhắn điện thoại về việc này.

Nghi vấn Trấn Thành phớt lờ đề nghị chụp ảnh của người hâm mộ Cặp vợ chồng đông lạnh thi hài con gái 3 tuổi với hy vọng bé sẽ hồi sinh Jacky Minh Trí không mong gặp lại cha ruột là Ngô Kiến Huy
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp