Mẹo bảo quản thực phẩm ngày Tết luôn tươi ngon, lúc nào cũng như vừa mua mới

Huyền Nguyễn Đăng lúc: Thứ ba, 01/02/2022 14:31 (GMT +7)
Bỏ túi ngay những mẹo bảo quản thực phẩm ngày Tết dưới đây sẽ giúp gia đình bạn có những mâm cỗ Tết vừa ngon miệng vừa đảm bảo sức khỏe.
Hashtag #Mẹo vặt #Mẹo nấu ăn #Mẹo bảo quản thực phẩm #LIFESTYLE #Ăn sung uống sướng

Tết đến xuân về, người người nhà nhà đều rộn ràng trang hoàng nhà cửa cũng như dự trữ rất nhiều thực phẩm từ đồ sống cho đến đồ chín. Vậy làm cách nào để bảo quản thực phẩm luôn tươi ngon mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng, vừa không ảnh hưởng đến sức khỏe vừa không gây lãng phí? Tham khảo ngay những mẹo nhỏ dưới đây, chắc chắn sẽ giúp chị em biết thêm nhiều thông tin hay ho để có thể bảo quản thực phẩm một cách thông minh nhất đấy!

1. Mẹo bảo quản bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng sau khi luộc chỉ cần vớt ra, rửa sạch bằng nước lạnh và dùng vật nặng để ép bánh. Cuối cùng là bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, không bụi bặm là được. Tuy nhiên, nếu thời tiết nóng, bạn có thể bảo quản bánh chưng trong ngăn mát tủ lạnh. Trước khi thưởng thức thì đem ra luộc, hấp lại hoặc chiên rán đều được.

Ép bánh chưng sẽ giúp bảo quản lâu hơn.
Ép bánh chưng sẽ giúp bảo quản lâu hơn.

Ngoài ra, để bánh chưng không bị mốc thì có thể gói trong giấy báo. Nếu thấy có dấu hiệu mốc vỏ ngoài thì hơ lên bếp gas nóng, còn nếu bánh bị mốc bên trong thì chỉ nên sử dụng phần không bị hư hỏng. Cách bảo quản bánh tét cũng tương tự như bảo quản bánh chưng. 

2. Mẹo bảo quản giò, chả

Trong ngày Tết Nguyên đán, nhiều gia đình thường có thói quen dự trữ giò, chả sẵn trong tủ lạnh. Tuy nhiên, đây lại là loại thực phẩm dễ bị ôi thiu nhất. Nếu bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát thì bạn chỉ cần bỏ lớp vỏ ngoài, đậy lại bằng rổ thoáng, tránh gió và sử dụng trong vòng 1 - 2 ngày. Nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh thì có thể dùng trong 5 - 7 ngày.

Giò chả nên để ở nơi thoáng mát, khô ráo.
Giò chả nên để ở nơi thoáng mát, khô ráo.

Hoặc bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh thì thời gian lưu trữ sẽ dài hơn, có thể kéo dài từ nửa tháng đến một tháng. Sau khi rã đông, bạn nên luộc, hấp, chiên hoặc chế biến thành các món ăn khác nhau để giò, chả đảm bảo được độ dai ngon như lúc mới mua. 

3. Mẹo bảo quản nem rán, chả giò

Nem rán, chả giò là những món ăn quen thuộc trong mâm cỗ ngày Tết. Vì vậy, nhiều gia đình thường có thói quen gói nem rán, chả giò trước Tết và trữ đông trong ngăn đá tủ lạnh. Đầu tiên, bạn xếp nem rán vào một khay rộng, giữ khoảng cách để các miếng nem không bị dính vào nhau. Tiếp theo, bạn cho khay nem vào ngăn đá tủ lạnh trong vòng 40 - 60 phút cho nem cứng lại. Cuối cùng, xếp nem vào hộp và đậy kín, bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Cách làm này tuy đơn giản nhưng có thể bảo quản nem rán, chả giò tươi ngon đến 2 tuần liền đấy nhé!

Bảo quản nem rán trong ngăn đá sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian nấu nướng mà hương vị món ăn vẫn thơm ngon.
Bảo quản nem rán trong ngăn đá sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian nấu nướng mà hương vị món ăn vẫn thơm ngon.

4. Mẹo bảo quản dưa hành, củ kiệu

Dưa hành, củ kiệu là món ăn kèm chống ngán ngày Tết được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu không bảo quản đúng cách thì 2 món ăn này rất dễ bị lên men, nổi váng và không thể ăn được. Do đó, bạn nên bảo quản bằng cách như sau. Trước hết, sơ chế nguyên liệu kỹ càng, rửa thật sạch và để cho ráo nước. Phần nước ngâm pha muối vừa đủ, không quá mặn hoặc quá nhạt. Sau đó, bạn đem phơi nắng hũ dưa hành, củ kiệu khoảng 2 - 3 ngày để thành phẩm giòn và ngon hơn. Cuối cùng là bảo quản chúng trong ngăn mát tủ lạnh. 

Dưa hành, củ kiệu nên đem phơi nắng 2 - 3 ngày trước khi bảo quản trong ngăn mát.
Dưa hành, củ kiệu nên đem phơi nắng 2 - 3 ngày trước khi bảo quản trong ngăn mát.

5. Mẹo bảo quản rau củ

Các loại rau củ thường rất dễ bị hư hỏng, dập úng nếu không bảo quản đúng cách, gây lãng phí. Do đó, bạn nên loại bỏ phần héo úa, rửa sạch, để ráo nước và bọc chúng trong giấy báo để giữ cho thực phẩm tươi lâu hơn. Cuối cùng là cho vào ngăn mát tủ lạnh, khi nào cần thì lấy ra và chế biến như bình thường. Tuy nhiên, đối với các loại rau củ như: cà chua, khoai tây, cà rốt, cải thảo, bắp cải... thì bạn chỉ cần đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát chứ không nhất thiết phải bảo quản trong tủ lạnh. 

Tùy từng loại rau củ mà nên bảo quản nơi khô ráo hoặc trong ngăn mát.
Tùy từng loại rau củ mà nên bảo quản nơi khô ráo hoặc trong ngăn mát.

6. Mẹo bảo quản thực phẩm tươi sống

Đối với các loại thực phẩm tươi sống như: thịt, cá... thì cách tốt nhất là bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Thực phẩm sau khi mua về thì nên sơ chế, làm sạch rồi cho vào hộp đựng và đặt trong ngăn đá. Nếu tủ lạnh có ngăn cấp đông mềm thì bạn có thể bảo quản ở ngăn này để tiết kiệm thời gian rã đông. Lưu ý là không nên để thực phẩm sống và thực phẩm chín lần 2 cũng như hạn chế cấp đông lần 2 để đảm bảo độ tươi ngon của chúng. 

Không nên đặt thực phẩm chín và thực phẩm sống gần nhau.
Không nên đặt thực phẩm chín và thực phẩm sống gần nhau.

7. Mẹo bảo quản trái cây

Mỗi loại trái cây đều có những cách bảo quản riêng, tuy nhiên, hầu hết bạn đều có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để giữ được độ tươi ngon lâu hơn. Cách nhanh nhất là loại bỏ những trái hỏng, gói riêng từng loại trái cây và để ở ngăn dưới cùng của ngăn mát tủ lạnh. Việc này sẽ hạn chế được tình trạng những quả hư, hỏng sẽ không lan sang các loại quả khác. Bên cạnh đó, bạn chỉ nên gọt trái cây vừa đủ dùng trong một bữa, không nên gọt nhiều sẽ khiến chúng bị thâm đen hoặc mất chất. 

Phân loại từng loại trái cây sẽ giúp chúng tươi lâu và hạn chế tình trạng hư hỏng.
Phân loại từng loại trái cây sẽ giúp chúng tươi lâu và hạn chế tình trạng hư hỏng.
Mẹo luộc khoai tây được nhanh chín, giúp người nội trợ tiết kiệm thời gian nấu nướng Mẹo bảo quản súp lơ và măng tây, đảm bảo cả tuần vẫn tươi ngon Mẹo sơ chế củ kiệu nhanh chóng, đảm bảo khi chế biến được trắng, giòn và không hăng
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp