Năm Covid-19 thứ hai đã thay đổi làng thời trang như thế nào?

Bánh bèo bồng bềnh Đăng lúc: Thứ tư, 05/05/2021 17:48 (GMT +7)
Hai năm vừa qua, làng thời trang thế giới đã có những sự chuyển mình vô tiền khoáng hậu.
Hashtag #Xu hướng thời trang #Thời trang bền vững #COVID-19 #Đại sứ thương hiệu #BEAUTORY #Thời trang

Từ khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, các hãng thời trang phải nhanh chóng chuyển đổi mô hình kinh doanh và truyền thông. Có những thay tích cực, nhưng cũng có những điểm tối. 

Hàng loạt thương hiệu cao cấp đồng loạt tăng giá sản phẩm 

Giữa bối cảnh đại dịch, khi mà nền kinh tế đang gặp vô vàn khó khăn, thì những thương hiệu cao cấp nhất thế giới Chanel, Louis Vuitton, Hermès,... đều đồng loạt thông báo tăng giá. Dẫu biết rằng, tăng giá là hoạt động thường niên mang tính chu kỳ của nhãn hàng, thì điều này vẫn khiến nhiều người "ngã ngửa" về mức giá mới của những sản phẩm hàng hiệu

Túi Chanel Classic Flap, Classic Small Flap tăng giá từ 3.9%-6.9%.

Dior công bố mức giá mới của những dòng chủ lực như Lady Dior, Dior Saddle, Dior Book Tote tăng giá 5.6%-20% tùy vào kích thước và mẫu mã mà khách hàng chọn lựa.

Kinh tế khó khăn là chuyện của kinh tế khó khăn còn tăng giá là chuyện những hãng cao cấp!
Kinh tế khó khăn là chuyện của kinh tế khó khăn còn tăng giá là chuyện những hãng cao cấp!

Louis Vuitton chắc chắn không thể đứng ngoài cuộc đua khi tăng giá bán của dòng Multi Pochette lên 10%.

Hermès là thương hiệu "nhẹ tay" nhất khi chỉ tăng giá dòng Birkin và Kelly từ 1-3% (mức tăng phụ thuộc và chất liệu da).

Phát triển bền vững 

Trước đây, mục đích duy nhất của thời trang là bán hàng, nên mục tiêu của các thương hiệu là sản xuất càng nhanh, càng nhiều, bán càng được giá càng tốt. Tuy nhiên, khi Covid-19 ập tới, mọi thứ đã thay đổi. Ngành thời trang nhận ra rằng bản thân ngành đã cư xử quá tệ bạc với thiên nhiên, và đã đến lúc cần thay đổi. Liên tiếp những chất liệu thân thiện với môi trường như nấm, vải từ vỏ trái cây được ra đời.

Những thương hiệu đình đám nhất với những món da thú đắt đỏ như Balenciaga, Hermès, Versace cũng quyết định dừng lại và nói "không" với việc bạo hành động vật

Nấm Mylo là một trong những nguyên liệu được dự đoán sẽ phổ biến trong tương lai
Nấm Mylo là một trong những nguyên liệu được dự đoán sẽ phổ biến trong tương lai

Những thương hiệu không tìm được nguyên liệu thay thế như thương hiệu kim hoàn Tiffany & Co cũng hướng tới hoạt động khai thác và bảo tồn thiên nhiên là nghĩa vụ song song, đồng thời với nhau. Một trong những động thái của hãng là tổ chức gây quỹ bảo tồn rạn san hô và hỗ trợ khai thác nguyên liệu bền vững.

Các ngôi sao châu Á thi nhau làm đại sứ thương hiệu 

Song Hye Kyo trở thành đại sứ đầu tiên của Fendi tại Hàn Quốc. Rosé BLACKPINK, Dịch Dương Thiên Tử nắm tay nhau trở thành đồng đại sứ toàn cầu của trang sức Tiffany & Co. BTS thì trúng đậm khi cả 7 chàng trai của nhóm đều được bổ nhiệm làm đại sứ của Louis Vuitton. 

Nhà mốt Pháp còn ưu ái dành riêng cho mỗi thành viên một post riêng. Đây chỉ là một trong số ít những ví dụ về những ngôi sao châu Á đã giành được hợp đồng quảng bá với những nhãn hàng toàn cầu. 

Những ngôi sao châu Á liên tục được trở thành đại sứ thương hiệu của những nhãn hàng cao cấp
Những ngôi sao châu Á liên tục được trở thành đại sứ thương hiệu của những nhãn hàng cao cấp

Điều này cho thấy rằng, trọng tâm phát triển của các thương hiệu thế giới đang chuyển dịch là Âu Mỹ sang châu Á, như một cách ghi nhận sự hồi phục kinh tế mạnh mẽ của các quốc gia châu Á giữa năm Covid thứ 2. 

"Bà ngoại" Youn Yuh Jung từ chối nhiều món hàng hiệu trên thảm đỏ Oscar 93 Lấy cảm hứng từ trải nghiệm mắc Covid-19, chị gái bệnh nhân số 17 tạo nên thương hiệu khẩu trang Hậu Covid-19, xu hướng thời trang sẽ thay đổi như thế nào?
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp