Ngành nghề được dự đoán sẽ "thống trị" trong thế kỷ 21 dù trước đó chẳng mấy ai để ý tới

Alex Đăng lúc: Thứ hai, 06/09/2021 15:32 (GMT +7)
Người ta vẫn nói thể kỷ 20 là thế kỷ của ngành tài chính, nhưng sang tới thế kỷ 21 này, điều đó dường như đã không còn đúng với sự xuất hiện của đại dịch.

Trang tin uy tín Bloomberg Businessweek vừa qua đã đưa ra nhận định khiến không ít người phải gật gù. Đó là về chuyện ngành nghề nào sẽ thay thế cho ngành tài chính trở thành "ngôi sao sáng  nhất" trên bầu trời kinh tế thế giới? Câu trả lời chính là ngành: Quản lý chuỗi cung ứng.

Quản lý chuỗi cung ứng - Ngành nghề được dự đoán sẽ 'thống trị' trong thế kỷ 21 dù trước đó chẳng mấy ai để ý tới.
Quản lý chuỗi cung ứng - Ngành nghề được dự đoán sẽ "thống trị" trong thế kỷ 21 dù trước đó chẳng mấy ai để ý tới.

Sở dĩ "cán cân" về tầm quan trọng của ngành này đột nhiên quay đảo chiều chính là từ thời gian xuất hiện của đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới. Khi dịch bệnh bùng nổ, người dân nhiều nước trên thế giới từng phải rơi vào cảnh thiếu thốn những thứ nhu yếu phẩm thường ngày nhất mà trước đó có nằm mơ, họ cũng không nghĩ rằng sẽ có thể "cạn hàng".

Thế nhưng, khi chứng kiến các kệ hàng giấy vệ sinh trống không trên giá siêu thị hay những đám đông tranh giành nhau mua khẩu trang, nước sát khuẩn, máy thở oxy... tại những nơi dịch bệnh nghiêm trọng thì bỗng nhiều người phải thừa nhận rằng: "Thế giới đã thay đổi".

Tình trạng tưởng như không thể xảy ra tại các kệ siêu thị.
Tình trạng tưởng như không thể xảy ra tại các kệ siêu thị.

Tháng 3/2021, vụ mắc kẹt lịch sử của "siêu tàu" chở hàng Ever Given tại kênh kênh đào Suez khiến cho dòng hàng 9,6 tỷ USD mỗi ngày bào gồm rất nhiều loại hàng hóa thiết yếu cung ứng cho nhiều quốc gia. Nhiều cảng biển ở Trung Quốc tê liệt và liên tiếp những báo cáo về việc một chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng bởi đại dịch và lượng hàng hóa cạn dần do vụ "tắc đường" gây ra cứ thế dày lên mỗi ngày. Khi ấy các chuyên gia đã phải thốt lên rằng: Đây là những sự kiện hủy hoại "Hệ thống sản xuất tức thời" (JIT) ( hay nói đơn giản là một chiến lược quản lí sắp xếp các đơn hàng nguyên liệu thô từ các nhà cung cấp một cách trực tiếp với lịch trình sản xuất).

Vụ mắc kẹt nổi tiếng của con tàu 200.000 tấn Ever Given.
Vụ mắc kẹt nổi tiếng của con tàu 200.000 tấn Ever Given.

Sau vụ việc, các "siêu đại gia" trong ngành hàng bán lẻ như Walmart và Home Depot đã phải thuê bao trọn gói tàu chở hàng cho riêng mình để tránh tình trạng thiếu hàng hóa. Việc luân chuyển, tích trữ và điều phối các mặt hàng thiết yếu nhất, thứ mà tưởng như sẽ "êm ru" tới tay các kệ hàng bỗng trở nên được quan tâm đặc biệt, bởi chưa rõ khi nào mới kiểm soát được dịch bệnh và khi nào Covi-19 sẽ bùng phát hay một vụ tại nạn tương tự Ever Given sẽ lại xảy ra và đẩy chuỗi cung ứng một lần nữa rơi vào "thế kẹt".

Chính từ thời điểm đấy, các công ty bắt đầu hướng sự chú ý vào lực lượng lao động có chuyên môn về chuỗi cung ứng - nghề vốn không được quan tâm nhiều cho tới trước khi đại dịch xuất hiện và lan rộng khắp nơi. Tầm quan trọng của nghề này và sự khuyến cáo từ các chuyên gia mạnh mẽ tới mức, nhiều trường kinh doanh danh tiếng trên thế giới đã phải điều chỉnh chương trình giảng dạy về chuyên môn chuỗi cung ứng. Tất cả nhằm mục đích sẽ tạo ra một thế hệ những nhà quản lý chuỗi cung ứng tinh nhuệ nhất trong tương lai, sẵn sàng cho những khủng hoảng có thể đến bất cứ lúc nào.

Giáo sư Srikant Datar - Hiệu trưởng Trường kinh doanh Harvard.
Giáo sư Srikant Datar - Hiệu trưởng Trường kinh doanh Harvard.

Giáo sư Srikant Datar - Hiệu trưởng Trường kinh doanh Harvard, ngôi trường danh giá nhất thế giới cho biết: "Suốt nhiều năm qua, chúng tôi luôn xem nhẹ mảng logistic. Tuy nhiên, đại dịch đã buộc chúng tôi phải nghiêm túc suy nghĩ lại về điều này".

Giáo sư Hitendra Chaturvedi (chuyên ngành quản lý chuỗi cung ứng tại Trường Kinh doanh W.P. Carey - Đại học Bang Arizon thì thừa nhận rằng, ngành Logictic đã "ngủ quên" sau nhiều năm ổn định và không có khủng hoảng nào đáng kể.

Hyun-Soo Ahn, giáo sư tại Trường Kinh doanh Ross thuộc Đại học Michigan cho biết Covid-19 đã chỉ ra những điểm yếu của "Hệ thống sản xuất tức thời" khi trước đó các công ty quá ưu ái vấn đề giảm chi phí, tức là đẩy việc sản xuất các mặt hàng thiết yếu tới các nước có nhân công giá rẻ, tiêu biểu nhất là Trung Quốc, Đông Nam Á hay Nam Á...Khi mà các nhà máy buộc phải đóng cửa vì đại dịch, sự cố tai nạn làm tắc nghẽn cảng và tình trạng thiếu xe tải vận chuyển ngay lập tức gây ra sự hỗn loạn cho các chuỗi cung ứng vốn đã quá tải kéo theo giá hàng tạp hóa tăng cao vì thiếu nguồn cung, gây áp lực cho ngành phân phối, bán lẻ.

Các tập đoàn lớn nghiêm túc xem xét việc phụ thuộc nguồn cung từ những đại công xưởng như ở Trung Quốc, Đông Nam Á.
Các tập đoàn lớn nghiêm túc xem xét việc phụ thuộc nguồn cung từ những đại công xưởng như ở Trung Quốc, Đông Nam Á.

Tất cả những lý do trên đã đưa ngành Quản lý chuỗi cũng ứng tại các trường đại học vươn lên mạnh mẽ thành một trong những ngành học "ưu tiên phát triển" bậc nhất, cả về chất lượng đào tạo lẫn số lượng sinh viên đăng ký. Các trường kinh doanh thay đổi giáo trình và tập trung nhấn mạnh vào đào tạo những môn "tối quan trọng" gồm: giảm thiểu rủi ro, phân tích dữ liệu và đo đạc lại sản xuất, khôi phục chuỗi cung ứng bên cạnh những môn liên quan trực tiếp như truyền thông, xử lý khủng hoảng.

Kevin Linderman, chủ tịch Khoa Hệ thống Thông tin và Chuỗi Cung ứng của Smeal cho biết, năm học 2021 này đã có hơn 400 sinh viên tốt nghiệp trong chương trình đại học đã bày tỏ ý định sẽ học chuyên ngành quản lý chuỗi cung ứng, tăng 270 người so với năm trước.

Cơ hội có việc làm với  mức lương hấp dẫn dành cho các sinh viên tốt nghiệp ra trường ngành quản lý chuỗi cung ứng và liên quan cũng rất rộng mở khi mà sẽ có khoảng 50 công ty, bao gồm cả những tập đoàn lớn như Honda,  Honeywell, Procter & Gamble... cũng lên kế hoạch có mặt để tìm kiếm nhân tài tại Georgia Tech (Hội chợ nghề nghiệp chuỗi cung ứng) vào tháng 9.

Những tập đoàn lớn như Honda,  Honeywell, Procter & Gamble... cũng lên kế hoạch có mặt để tìm kiếm nhân tài tại hội chợ Georgia Tech.
Những tập đoàn lớn như Honda,  Honeywell, Procter & Gamble... cũng lên kế hoạch có mặt để tìm kiếm nhân tài tại hội chợ Georgia Tech.

Các chuyện gia thừa nhận rằng, vấn đề liền mạch chuỗi cung ứng giờ đây sẽ đi sâu vào những mặt trái của việc tập trung "sản xuất nguồn hàng" cung ứng quá nhiều từ Trung Quốc hoặc bất kỳ quốc gia nào khác. Đồng thời các tập đoàn lớn sẽ tăng cường phát triển các công nghệ mới như máy học và trí tuệ nhân tạo có thể đóng trong các quyết định sản xuất và kiểm kê.

Bên cạnh đó, việc gia tăng nhận thức cho các công ty hàng đầu hiểu được rằng, logistic sẽ không còn chỉ là một khoản chi phí mà nó thực sự sẽ tạo ra giá trị khi được thực hiện tốt. Các giám đốc điều hành cấp cao nhất của những tập đoàn lớn nhất thế giới như Tim Cook của Apple và Mary Barra của General Motors đều có thời gian điều hành chuỗi cung ứng phức tạp trước khi nắm giữ chức vụ hiện tại.

Tim Cook giữ trọng trách điều hành chuỗi cung ứng cho Dell trước khi về với Apple.
Tim Cook giữ trọng trách điều hành chuỗi cung ứng cho Dell trước khi về với Apple.

Theo chuyên gia Jarrod Goentzel của MIT: "Hiện tại, nếu có công ty nào nói rằng họ nắm rõ chuỗi cung ứng của mình đều là nói dối. Đã đến thời kỳ của các chuyên gia lĩnh vực cung ứng. Thế kỷ 20 là thế kỷ của tài chính. Còn thế kỷ 21 này sẽ dành cho ngành quản lý chuỗi cung ứng", chuyên gia này tin rằng người làm nghề chuỗi cung ứng cuối cùng sẽ được chứng nhận, "bắt buộc" phải có trong mọi doanh nghiệp như là kế toán viên và sẽ trở thành một ngành nghề "hot" bậc nhất trong tương lai.

Top 10 ngành nghề có nhiều người giàu theo học nhất Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết: Ngành hàng không đang đứng trên bờ vực phá sản Cựu thí sinh Olympia làm Giám đốc tập đoàn Công nghệ top đầu thế giới
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp