Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết: Ngành hàng không đang đứng trên bờ vực phá sản

Alex Đăng lúc: Thứ tư, 16/06/2021 14:25 (GMT +7)
Trong vòng gần 2 năm, kể từ thời điểm mà đại dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện và bùng phát trên toàn cầu. Ngành hàng không đã chịu những tổn thất nặng nề.

Nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt với hàng loạt khó khăn "không thể lường trước" bởi sức tàn phán của dịch bệnh Covid-19. Trong số đó, thị trường vận tải hàng không sụt giảm nghiêm trọng nhất thể hiện qua con số nhu cầu vận tải bằng đường hàng không giảm mạnh từ 34.5% đến 65,9 % so với năm 2019.

Trước tình hình chưa có dấu hiệu khả quan lên, Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) đang có dự thảo lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan đến lĩnh vực hàng không trong đó nêu rõ: Doanh thu dịch vụ vận tải hàng không năm 2020 sụt giảm trung bình trên 61% so với 2019.

Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết: Ngành hàng không đang đứng trên bờ vực phá sản - Ảnh 1

Trong đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 3 (thời điểm sát tết Tân Sửu 2021), là giai đoạn cao điểm sát Tết đã khiến doanh thu của ngành hàng không đã giảm tới 80 % so với cùng kỳ năm 2020 (thời điểm sát Tết năm 2020 dịch chưa bùng phát).

Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết: Ngành hàng không đang đứng trên bờ vực phá sản - Ảnh 2

Điều này đã khiến cho khả năng thanh toán của các doanh nghiệp kinh doanh trong nghành hàng không suy yếu nghiêm trọng từ giảm sút cho tới việc chạm giới hạn mất khả năng thanh toán. Cho đến tận 6 tháng đầu năm 2021 này, dịch bệnh Covid vẫn tiếp tục phức tạp bất chấp việc vaccine đã dần được đưa vào sử dụng. Điển hình qua "thảm họa" tại Ấn Độ mới đây. Điều này đã ảnh hưởng tới tâm lý khách hàng trên khắp thế giới, dự báo hoạt động vận tải hàng không sẽ còn gặp vô vàn khó khăn trong năm 2021.

Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết: Ngành hàng không đang đứng trên bờ vực phá sản - Ảnh 3

Các dự báo đưa ra cho hay, triển vọng là phải đến năm 2024 hoạt động của ngành hàng không mới có thể phục hồi như trước khi có dịch bệnh. Điều nguy hiểm nhất là bất cứ khi nào xuất hiện điểm nóng báo hiệu dịch bệnh quay trở lại, các thông tin luôn bị lan truyền nhanh chóng dẫn đến việc khách hàng ồ ạt hủy vé, gây thiệt hại lớn cho ngành hàng không và đẩy các doanh nghiệp vào tình thế "cạn kiệt dòng tiền khả dụng".

Cũng theo Bộ KH-ĐT, dự kiến số lỗ trong quý 1/2021 của Vietnam Airlines lên tới 4.800 tỉ đồng đẩy lỗ lũy kế 6 tháng đầu năm có thể chạm mốc 10.000 tỉ đồng. Trong đó số nợ phải trả quá hạn lên tới 6.240 tỷ đồng, đây là mức được đánh giá là bên bờ vực phá sản.

Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết: Ngành hàng không đang đứng trên bờ vực phá sản - Ảnh 4

Chính Phủ từng nói về gói giải cứu 12.000 tỉ đồng song ở thời điểm hiện tại, gói cứu trợ này vẫn chưa thể triển khai. Điều này khiến các ngân hàng thương mại không thể cho Vietnam Airlines giải ngân tiếp hoặc không gia hạn khoản vay hay tiếp hạn mức tín dụng. Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, đơn vị được cho là chịu ảnh hưởng lớn nhất từ cuộc "khủng hoảng" trên hiện đang đối mặt với rủi ro kiện tụng pháp lý bởi số nợ quá hạn quá cao và rủi ro trong việc không trả nổi các khoản ngắn hạn đang "sát sạt" ngoài cửa.

Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết: Ngành hàng không đang đứng trên bờ vực phá sản - Ảnh 5

Nếu không có các biện pháp hỗ trợ kịp thời từ chính phủ và các bộ ban nghành liên quan như Bộ Tài chính hay Bộ Giao Thông Vận Tải thì rất có thể, các hãng hàng không phải đối mặt với viễn cảnh đền bù, giải thể hay thậm chí là phá sản là hiển hiện trước mắt.

Bố chồng Hà Tăng - Tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn thành lập hãng hàng không Ngành hàng không "thất thủ" vì Covid: Cơ trưởng đi giao hàng, tiếp viên hàng không đi rửa bát, bưng bê Việt Nam có 2 hãng hàng không được cấp slot bay thẳng đến Mỹ
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp