Thực hư việc tắm gội khiến bệnh Covid diễn biến nặng

Alice Pham Đăng lúc: Thứ sáu, 25/02/2022 15:10 (GMT +7)
MXH lan truyền thông tin nếu đang bị nhiễm Covid-19 mà tắm gội thì bệnh sẽ nặng lên. Thực hư việc này như thế nào?
Hashtag #COVID-19 #Vaccine Covid-19 #NEWS #Nóng trên MXH

Trong tình hình số ca nhiễm Covid-19 đang tăng đáng kể, người bệnh mắc Covid-19 đang "rối" giữa nhiều luồng thông tin chưa được kiểu chứng về cách chăm sóc, điều trị Covid-19 tại nhà. Một trong số đó, nhiều người bị F0 cũng thắc mắc liệu có nên tắm gội trong quá trình cách ly, điều trị. Trên mạng xã hội, còn có ý kiến cho rằng việc tắm, gội đầu khi đang nhiễm Covid-19 là điều tối kỵ vì sẽ khiến cơ thể yếu hơn, trúng "phong hàn" (gió lạnh) hay dễ cảm nhiễm ngoại tà, khiến tình trạng bệnh từ nhẹ thành nặng. Thực hư việc này ra sao?

Có được tắm gội nếu nhiễm Covid-19?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm TP.HCM cho biết hiện tại chưa có khuyến cáo nào về việc người nhiễm Covid-19 cần kiêng nước và không tắm, gội trong quá trình điều trị. Bởi lẽ khi người mắc bệnh vốn khó chịu, dễ mất ngủ, nếu không tắm, gội sẽ khiến cơ thể thêm khó chịu hơn.

Ngược lại, trong quá trình điều trị, nên vệ sinh cá nhân, tắm, gội nếu cảm nhận cơ thể ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, chỉ nên tắm, gội bằng nước ấm, đặc biệt thời tiết ngoài Bắc hiện đang rất lạnh, sau khi tắm, gội cần phải mặc quần áo đủ ấm trước khi bước ra ngoài nhà tắm.

Trong quá trình điều trị Covid -19, nên vệ sinh cá nhân, tắm, gội nếu cảm nhận cơ thể ngứa ngáy, khó chịu.
Trong quá trình điều trị Covid -19, nên vệ sinh cá nhân, tắm, gội nếu cảm nhận cơ thể ngứa ngáy, khó chịu.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh còn cho biết thêm: "Ngay cả xông cũng vậy, tuyệt đối không xông lá khi đang sốt và đặc biệt lưu ý đến trẻ nhỏ, nhiều trẻ bị bỏng trong quá trình xông nước lá. Hơn nữa, không xông nước lá thường xuyên, nhiều lần trong ngày, sẽ gây mất nước, khiến cơ thể thêm mệt mỏi. Mọi người nên nhớ sau khi xông cần uống thêm cốc nước ấm đề bù nước thất thoát khi xông".

Tương tự với quan điểm trên, Bác sĩ Đinh Thế Tiến tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang chia sẻ, việc giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn là chìa khóa cho một cơ thể khỏe mạnh. Những "lời đồn" như tắm gội khiến bệnh Covid-19 nặng lên thực tế là không có cơ sở.

Ngoài ra, bác sĩ Tiến nhấn mạnh không nên lạm dụng xông liên tục hay kéo dài thời gian, vì điều này không chỉ khiến cơ thể mất nước, mệt mỏi mà còn tổn thương niêm mạc hô hấp, sẽ là yếu tố thuận lợi bội nhiễm vi khuẩn giai đoạn sau.

Nên tắm nước ấm, tắm nhanh khoảng 5-10 phút ở nơi kín gió
Nên tắm nước ấm, tắm nhanh khoảng 5-10 phút ở nơi kín gió

Tiến sĩ, bác sĩ Quan Thế Dân, từng tham gia chống dịch tại Bệnh viện dã chiến hồi sức cấp cứu Becamex Bình Dương cho biết, việc tắm rửa sẽ giúp người bệnh cảm thấy sảng khoái, giúp hạ sốt, thông thoáng da mặt, ngủ ngon và mau khoẻ. Tuy nhiên người mắc Covid-19 nên tắm cách ngày một lần, nên tắm nước ấm, tắm nhanh khoảng 5-10 phút ở nơi kín gió, sau khi tắm xong thì lau khô người, mặc quần áo, sấy tóc khô.

"Tắm gội đầu giúp giải phóng các tế bào da chết (ghét), làm thông thoáng da, cải thiện bài tiết của tuyến mồ hôi, cải thiện lưu thông máu, giảm sưng đau khớp, cải thiện tinh thần, cải thiện giấc ngủ. Ở nhiều bệnh viện, khoa Hồi sức tích cực (ICU) vẫn thường xuyên tắm khô và gội đầu cho người bệnh nằm lâu", bác sĩ Dân cho hay

Không nên lạm dụng xông liên tục hay kéo dài thời gian
Không nên lạm dụng xông liên tục hay kéo dài thời gian

Bác sĩ cũng nhấn mạnh, trường hợp người đang suy kiệt nặng, huyết áp thấp, đang tiêm truyền, có vết mổ, suy tim gan thận nặng thì không được tắm để tránh biến chứng, thay vào đó, nên áp dụng biện pháp tắm khô, lau người nhanh rồi thay quần áo.

Sau 2 tuần đi học trở lại, gần 2000 sinh viên Đại học Thái Nguyên mắc Covid-19 Làm việc tại nhà thế nào cho hiệu quả thời Covid-19? Có cần tiêm mũi 3 sau khi đã tiêm 2 mũi và mắc Covid-19? Covid-19 có thể lây từ mẹ sang con trong thai kỳ
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp