Nguồn gốc và ý nghĩa của truyền thống Khai bút đầu năm

ThanhPham Đăng lúc: Thứ bảy, 13/02/2021 10:28 (GMT +7)
Khai bút đầu năm là nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Vậy khai bút đầu năm có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào?

Nghĩ lễ khai bút đầu năm đã có từ rất lâu đời, thể hiện nét đặc trưng của nền khoa cử và truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta

Nguồn gốc và Ý nghĩa của truyền thống khai bút đầu năm

Khai bút đầu năm hay còn gọi là khai bút đầu xuân hay "minh niên khai bút" là một trong những nghi lễ truyền thống có từ hàng trăm năm của người Việt. Thủa xưa đây là việc thường được các học giả, nho sĩ hoặc sĩ tử thực hiện, vào những ngày đầu tiên của năm mới thì những ông đồ hay nho sĩ xưa sẽ viết ra những câu đối hay hoặc những nét chữ đẹp, ý nghĩa để treo trong nhà, cầu cho việc học hành, sáng tác văn chương thuận lợi và tốt đẹp.

Khai bút đầu xuân là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Khai bút đầu xuân là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Tục khai bút đầu xuân không phải là một nghi lễ bắt buộc trong ngày Tết, nhưng nó đã trở thành một nét văn hóa truyền thống đẹp đẽ được lưu truyền nhiều thế hệ và hiện đã là thứ không thể thiếu được vào ngày Tết Nguyên đán. Ngày nay thì các bạn học sinh, sinh viên và những người làm nghề viết lách là những người quan trọng việc khai bút đầu năm nhất.

Khai bút đầu xuân được lưu truyền không những biểu trưng cho sự may mắn và thành công trong học tập, sự nghiệp mà còn đồng thời thể hiện tinh thần học tập của các thế hệ học trò cả nước và lòng biết ơn với những người làm nghề nhà giáo.

Việc khai bút đầu xuân đã thành lệ không thể thiếu mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Việc khai bút đầu xuân đã thành lệ không thể thiếu mỗi dịp Tết đến Xuân về.

Theo sử sách, tục khai bút và đi xin chữ đầu xuân bắt đầu xuất hiện vào khoảng thế kỷ XIII, được gắn liền với hình ảnh thầy giáo Chu Văn An – một con người chính trực, từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà về Chí Linh (Hải Dương) để mở trường dạy học.

Tương truyền, khi học trò đến thăm thầy Chu Văn An, lúc ra về thường được thầy tự tay viết tặng một chữ mang ý nghĩa nhắn gửi về lẽ sống cho người đó. Ai nhận được chữ cũng đều cảm thấy hết sức may mắn và trân trọng.

Từ đó về sau, tục khai bút được lưu truyền, không những biểu trưng cho sự hiếu học mà còn thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, sự thành kính của học trò đối với người thầy.

Người ta thường chọn những chứ đẹp và ý nghĩa để khai bút và treo ở trong nhà.
Người ta thường chọn những chứ đẹp và ý nghĩa để khai bút và treo ở trong nhà.

Lễ khai bút của người xưa thường được thực hiện sau giao thừa, chính là thời khắc đầu tiên của năm mới. Mọi người sẽ đốt lư trầm bên bàn viết, lấy cây bút mới, mài mực tàu và hạ bài viết trên giấy hoa tiên hoặc giấy hồng điều. Mỗi người đều thành tâm viết lên những câu chữ và gửi gắm vào đó ước nguyện tốt đẹp trong năm mới. 

Ngày nay, tục lệ khai bút đầu xuân đã thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo người dân và khách thập phương. Bởi khai bút là khai chữ, khai tâm, khai trí, khai nghề… và bất kỳ ai cũng có thể thực hiện nghi thức này để thể hiện tâm tư, bày tỏ ước muốn, nguyện vọng trong năm mới, tự nhắc nhở bản thân hướng đến những điều tốt đẹp để phấn đấu.

Không khí đón Tết Tân Sửu của người Việt xa quê trên thế giới Cúng hóa vàng Tết Tân Sửu 2021 và những điều kiêng kỵ cần nhớ Những con giáp may mắn, vạn sự thuận hòa cuối tuần đầu xuân (13-14/2)
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp