Ngoại hình "nam thần" của cặp anh em song sinh là phi công quân sự Việt Nam

Hồng Ngọc Đăng lúc: Chủ nhật, 27/12/2020 15:26 (GMT +7)
Trong lịch sử Không quân thế giới, duy nhất ở Việt Nam có trường hợp ba bố con đều đang là phi công quân sự lái máy bay tiêm kích Su.

Đó là trường hợp của Đại tá phi công Nguyễn Ngọc Hiển, Phó sư đoàn trưởng không quân 370 Quân chủng Phòng không - Không quân và hai người con trai sinh đôi là Trung úy Nguyễn Phi Long và Thiếu úy Nguyễn Long Phi đều thuộc Trung đoàn 935 (Sư đoàn 370).

Đại tá Nguyễn Ngọc Hiển (bên trái), Phó sư đoàn trưởng không quân 370 Quân chủng Phòng không - Không quân.
Đại tá Nguyễn Ngọc Hiển (bên trái), Phó sư đoàn trưởng không quân 370 Quân chủng Phòng không - Không quân.

Đại tá Nguyễn Ngọc Hiển đã bước qua tuổi ngũ tuần, ông điềm đạm trong từng câu chuyện và đúng tác phong quân sự. Sinh ra và lớn lên ở Chân Mộng, Đoan Hùng, Phú Thọ, bố là liệt sĩ Nguyễn Ngọc Bích, hy sinh tại chiến trường Campuchia năm 1979, ông Hiển có duyên với nghề phi công khi Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh xâm lược ở các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta. Một lớp dự bị bay đặc biệt được thành lập với sự tuyển chọn kỹ lưỡng từ các địa phương để đào tạo nguồn phi công cho quân đội.

Trung đoàn trưởng 937 (ở giữa) quán triệt mệnh lệnh chiến đấu trong diễn tập thực binh NT-14, năm 2014.
Trung đoàn trưởng 937 (ở giữa) quán triệt mệnh lệnh chiến đấu trong diễn tập thực binh NT-14, năm 2014.

Khi đó, 124 cậu bé từ 13 - 15 tuổi được lựa chọn và tham gia vào lớp học mang tên "Dự bị bay C6" ở Trà Nóc (Cần Thơ). Lớp học sau này được chuyển ra trường chính ngoài Mai Lĩnh, Hà Tây (nay thuộc quận Hà Đông, Hà Nội). 

Từ cuối năm 1989, phi công Nguyễn Ngọc Hiển thường xuyên bay nhiệm vụ tuần tiễu Trường Sa cùng đồng đội. Tính đến thời diểm này, ông đã có hơn 30 năm bay phản lực, trong đó 30 năm bay Su-22M4 chuyên trách bảo vệ Trường Sa - nhà giàn DK1. Với trên 2.000 giờ bay, ông trở thành phi công cấp 1 đã thực hiện hàng trăm chuyến bay biển và được đánh giá là một trong số ít những phi công tiêm kích bom xuất sắc của lực lượng không quân Việt Nam.

Đại tá Hiển và hai cậu con trai sinh đôi Nguyễn Phi Long và Nguyễn Long Phi.
Đại tá Hiển và hai cậu con trai sinh đôi Nguyễn Phi Long và Nguyễn Long Phi.

Ngày 14/2/1993, ông Hiển đón 2 cậu con trai sinh đôi chào đời và đặt tên là Nguyễn Phi Long, Nguyễn Long Phi. Cuộc sống của gia đình ông gặp muôn vàn khó khăn, vất vả. Sau khi sinh, vợ ông mắc bệnh tâm thần (hiện vẫn đang điều trị tại cơ sở y tế) nên hầu như chỉ một tay ông chăm sóc 2 con. Thời điểm 1998 - 2000, ông ra Hà Nội học, 2 con cũng theo ra và về Đoan Hùng học hết lớp 3. Bố học xong về lại miền Nam, cả 2 cũng chuyển về TP.HCM học đến lớp 5, sau đó lên TP. Bảo Lộc (Lâm Đồng) học tiếp dưới sự chăm sóc của bác ruột. Cuối năm 2008, ông Hiển mới đưa 2 cậu con trai Long - Phi (lúc này đang học kỳ đầu của lớp 10) xuống Phan Rang học hết lớp 12.

Long và Phi được nghỉ hè ra chơi với bố tại sân bay quân sự Phan Rang.
Long và Phi được nghỉ hè ra chơi với bố tại sân bay quân sự Phan Rang.

Đầu năm học lớp 12, ông Hiển hỏi con: "Thi trường nào?", cả hai cậu con một mực: "Sĩ quan Không quân, làm phi công tiêm kích như bố". Kỳ thi tuyển sinh năm học 2011 - 2012, sau khi đã vượt qua vòng tuyển chọn sức khỏe, thi đầu vào sĩ quan không quân đạt 13,5/15 điểm, cả 2 anh em Nguyễn Phi Long - Nguyễn Long Phi vào nhập học, cùng ở tiểu đoàn học viên nhưng khác trung đội và nhà ở. Đơn vị quản lý học viên đã làm biển tên ngực áo cho 2 anh em với lời dặn "Lúc nào cũng phải mặc quân trang cấp phát để thầy cô không nhầm".

Ba bố con cùng trao đổi kinh nghiệm bay cho nhau.
Ba bố con cùng trao đổi kinh nghiệm bay cho nhau.

Sinh trước em chỉ 5 phút nhưng Long luôn ý thức vai trò người anh, hàng ngày đều tìm gặp em hỏi han chỉ bảo. Cuối năm 2015, Nguyễn Phi Long ra trường, nhận nhiệm vụ tại sư đoàn không quân 370. Tháng 4/2017, Long ra Hà Nội học tiếng Nga chuyên ngành và từ tháng 2/2018 về lại Trung đoàn Không quân 935 chuyển loại lái máy bay tiêm kích Su-30MK2. Đến nay, trung úy Nguyễn Phi Long đã có gần 300 giờ bay trên các loại máy bay Yak-52, L-39, Su-30MK2 và đảm nhận nhiệm vụ trực chiến đấu trên máy bay Su-30MK2.

Nguyễn Phi Long tính xởi lởi, trẻ con hơn nên thường được anh trai Nguyễn Long Phi quan tâm, chăm sóc.
Nguyễn Phi Long tính xởi lởi, trẻ con hơn nên thường được anh trai Nguyễn Long Phi quan tâm, chăm sóc.

Mấy năm con học, đại tá Nguyễn Ngọc Hiển cho tiền tiêu vặt nhưng đều bị từ chối: "Có vất vả mới là bộ đội" Anh trai Nguyễn Phi Long điềm đạm già dạn hơn Nguyễn Long Phi xởi lởi, trẻ con. Thi thoảng, Long mách bố: "Nó không ngoan, con uýnh" khiến đại tá Hiển giãy nảy bảo ở nhà khác, giờ hai người đã là đồng đội, đồng chí của nhau.

Tuy xét nét vậy nhưng anh Long chăm em Phi lắm. Thiếu tá Lại Thanh Phương, chính trị viên phi đội 2 (Trung đoàn 935) kể, Long ở phi đội 1 nhà gần bên nhưng cứ cuối ngày là chạy sang kiểm tra em ăn ở, sinh hoạt thế nào. Gặp thiếu tá Phương, Long chỉ quanh đi quẩn lại hỏi: "Em cháu bay ra sao? Học hành tu dưỡng tốt không? Nó còn bé, các chú giúp đỡ".

Cặp anh em song sinh Nguyễn Phi Long và Nguyễn Long Phi là phi công quân sự Việt Nam.
Cặp anh em song sinh Nguyễn Phi Long và Nguyễn Long Phi là phi công quân sự Việt Nam.

Còn với Đại tá Hiển khi gặp 2 phi công trẻ, câu chuyện có khi kéo dài đến gần sáng nhưng loanh quanh cũng lại hai anh em hỏi kinh nghiệm bay, bố truyền đạt, giải thích thuật ngữ kỹ thuật, thao tác trên không, kể lại các kỷ niệm, tình huống bay hơn 30 năm qua. Đó tuy chỉ là những câu hỏi, câu nói giản dị nhưng thấy được tình yêu thương vô hạn mà tình anh em, tình cha con, tình đồng chí, đồng đội dành cho nhau.

Trung Quốc xét nghiệm gấp hàng nghìn dân do một phi công mắc Covid-19 Sa thải phi công lái máy bay thành hình nhạy cảm của nam giới trên trời Phi công Nga chuyển sang làm shipper cho đời thêm "thú vị"
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp