Những dấu hiệu thường gặp ở vùng miệng cho thấy nguy cơ mắc Covid-19 và cách khắc phục

Alice Pham Đăng lúc: Thứ ba, 08/03/2022 15:27 (GMT +7)
Mất vị giác, lưỡi bị sưng tấy và khô môi là 3 triệu chứng thường gặp ở vùng miệng khi mắc Covid-19.
Hashtag #COVID-19 #NEWS #Nóng trên MXH

Theo các chuyên gia, ngoài các triệu chứng thường gặp khi mắc Covid-19, thì một số biểu hiện ở vùng miệng như thay đổi vị giác, khô miệng, sưng tấy lưỡi, loét miệng... cũng thường xuất hiện ở những người bị F0, thậm chí có thể kéo dài sau khi âm tính.

Thay đổi, mất vị giác

Mất vị giác là một trong những triệu chứng thường gặp khi nhiễm Covid-19. Nghiên cứu chỉ ra có đến 60% - 80% người bị dương tính với Covid-19 bị thay đổi mùi vị và có khoảng 10% bị mất mùi trong nhiều tuần.

ThS. Bác sĩ Nguyễn Diệu Hồng, nguyên bác sĩ Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai cho biết, mất cảm giác vị giác làm giảm khả năng ăn uống, dẫn đến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng. Đặc biệt, khi người bệnh có dấu hiệu sốt, mệt mỏi, giảm hụt năng lượng, nhu cầu chuyển hóa cao hơn bình thường. Nếu người bệnh bị suy dinh dưỡng sẽ tăng nguy cơ bội nhiễm, làm tình trạng bệnh nặng hơn, kéo dài thời gian thở máy, tăng chi phí điều trị. 

Mất vị giác là một trong những triệu chứng thường gặp khi nhiễm Covid-19.
Mất vị giác là một trong những triệu chứng thường gặp khi nhiễm Covid-19.

Thống kê cho thấy, khoảng 90% F0 bị mất vị giác, khứu giác sẽ hồi phục trong vòng 2 đến 4 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp bị mất vị giác lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng chán ăn, gây thiếu hụt dinh dưỡng, kéo dài thời gian hồi phục của bệnh nhân.

Theo Bác sĩ Diệu Hồng, để cải thiện chứng mất vị giác, tăng cường miễn dịch và hạn chế biến chứng, một trong những điều quan trọng là bổ sung nước cho cơ thể. Người bệnh cần uống mỗi ngày khoảng 3 lít nước, tốt nhất là nước ấm, có thể pha với lát gừng mỏng. 

Bên cạnh đó, F0 có thể ăn các bữa ăn nhẹ, thêm chút gia vị bột quế hoặc bột nghệ để giúp hấp thụ nhanh chóng. Duy trì ăn các món ăn ấm nóng (điều chỉnh theo cảm nhận của bệnh nhân), tránh ăn thức ăn lạnh, quá ngọt, chua, cay và mặn. Bác sĩ cũng khuyên người bệnh nên tăng cường protein bằng các thực phẩm cá, thịt nạc, chuối, các loại hạt, các loại đậu và đậu giúp tăng cường cơ bắp, chữa lành các tế bào tổn thương, tăng khả năng miễn dịch. Ngoài ra, để rút ngắn thời gian lấy lại vị giác, bệnh nhân có thể gia tăng các ăn các món yêu thích, quen thuộc.

Lưỡi bị sưng tấy, lở loét

Một trong số nhiều triệu chứng mà người nhiễm Covid-19 cũng mắc phải chính là bề mặt lưỡi xuất hiện các vết sưng tấy, loang lổ màu trắng, nặng hơn thể bị loét trên lưỡi gây cảm giác đau đớn khi ăn uống.

Một nghiên cứu năm 2021 từng chỉ ra rằng, triệu chứng Covid-19 cũng có trong khoang miệng và các biểu hiện thường thấy nhất là viêm u nhú lưỡi hình chữ U, viêm lưỡi với sự lắng đọng loang lổ và hội chứng miệng bỏng rát.

Một trong số nhiều triệu chứng mà người nhiễm Covid-19 cũng mắc phải chính là bề mặt lưỡi xuất hiện các vết sưng tấy, loang lổ màu trắng
Một trong số nhiều triệu chứng mà người nhiễm Covid-19 cũng mắc phải chính là bề mặt lưỡi xuất hiện các vết sưng tấy, loang lổ màu trắng

Theo các chuyên gia, nấm miệng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra những vết sưng tấy trên lưỡi Đây là một loại nấm có thể do coronavirus gây ra hoặc do một số loại thuốc dùng để điều trị Covid-19. Ngoài ra, cũng có thể là do các thụ thể Angiotensin-Converter 2 (ACE2) hình thành cục u trên lưỡi. Đây là thụ thể protein cho phép virus xâm nhập vào tế bào. Ở những người có sức khỏe răng miệng kém, sự hiện diện của các thụ thể ACE2 dường như cao hơn.

Để đề phòng và chữa trị, F0 cần đặc biệt chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ  khoang miệng, uống đầy đủ nước, súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9%. Những người bị nặng cần tới bác sĩ chuyên khoa thăm khám để có hướng xử lý, điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng tới việc ăn uống, dẫn đến thiếu dinh dưỡng, tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, quá trình điều trị sẽ mệt mỏi hơn. 

Khô miệng

Thông thường khi nhiễm Covid-19, các tuyến nước bọt của miệng chúng ra sẽ tiết ra ít nước bọt hơn dẫn đến khô miệng và hình thành một số bệnh răng miệng.

"Khô miệng làm tăng đáng kể nguy cơ sâu răng. Vì vậy, bệnh nhân Covid-19 cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng lành mạnh trong thời gian điều trị. Chải răng 2 lần 1 ngày và dùng chỉ nha khoa 1 lần 1 ngày. Hạn chế ăn vặt và tránh đồ ăn có đường là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe răng miệng", Tiến sĩ Edmond Hewlett, phát ngôn viên của Hiệp hội Nha khoa Mỹ cho biết.

Bác sĩ khuyên những người không mắc Covid-19 cũng nên duy trì sức khỏe răng miệng tốt, để đảm bảo tốt cho sức khỏe tổng thể.
Bác sĩ khuyên những người không mắc Covid-19 cũng nên duy trì sức khỏe răng miệng tốt, để đảm bảo tốt cho sức khỏe tổng thể.

Vị tiến sĩ này nhấn mạnh không phải bệnh nhân nào cũng gặp phải những biến chứng nêu trên nhưng các triệu chứng răng miệng của bệnh nhân Covid-19 có thể kéo dài sau khi khỏi bệnh. Ông cũng khuyên những người không mắc Covid-19 nên duy trì sức khỏe răng miệng tốt, để đảm bảo tốt cho sức khỏe tổng thể.

Đồng tình với quan điểm trên, Bác sĩ nha khoa Shervin Molayem, Giám đốc Viện Nghiên cứu Miệng - Cơ thể ở Los Angeles (Mỹ) cho biết: "Mọi người vẫn chưa đến phòng khám nha khoa dù đã qua một năm. Họ đã bỏ thói quen chăm sóc răng miệng. Kết quả là sự gia tăng chảy máu nướu răng, bệnh nha chu và các tác hại của tật nghiến răng. Điều gây ra chứng nghiến răng vào ban đêm của nhiều người có thể phát sinh từ căng thẳng trước đại dịch, điều này có nghĩa "stress" liên quan đến Covid-19 có khả năng gây đau hàm, răng bị nứt nẻ".

Người Việt từ Ukraine về Nội Bài không cần xét nghiệm Covid-19 trước khi bay Chuyện gia Singapore khẳng định nhiễm biến thể Omicron ít có nguy cơ tái nhiễm Covid-19 Bệnh viện Nhật Bản khẳng định: Sau tiêm sốt càng cao, hiệu quả vaccine COVID-19 mang lại càng lớn Tiến sĩ Lê Văn Duyệt chỉ ra những sai lầm khiến kết quả test nhanh Covid-19 âm tính giả
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp