Mắc Covid chủng Delta có thể tái nhiễm chủng Omicron hay không?

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ tư, 22/12/2021 10:58 (GMT +7)
BS Nguyễn Minh Tiến (Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố) cho biết một số ca từng mắc Delta tái nhiễm Omicron đã được ghi nhận tại Hong Kong, Ấn Độ, Mỹ...
Hashtag #COVID-19 #NEWS #Nóng trên MXH

VnExpress đưa tin, Nguyên trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy - BS Trần Quang Bính - vào ngày 21/12 đã chia sẻ và cho biết, để chẩn đoán người bệnh tái dương hay tái nhiễm cần làm rất nhiều xét nghiệm, trong đó giải trình tự gene virus là bắt buộc. Trong đó, khi giải trình tự gene nếu hai bộ gene virus của hai lần dương tính giống nhau thì đây là ca tái dương. Còn nếu 2 bộ gene virus khác nhau (có thể có một thay đổi trên bộ gene hoặc là hai biến chủng khác nhau) và nuôi cấy thấy virus còn sống thì chắc chắn đây là ca tái nhiễm.

Một người nhiễm virus chủng Delta đã khỏi bệnh vẫn có khả năng bị tái nhiễm chủng Omicron. Điều này đã được ghi nhận tại một số quốc gia như Mỹ, Ấn Độ. Đây cũng là nguyên nhân Bộ Y tế quyết định rút ngắn khoảng cách tiêm vaccine mũi tăng cường sau mũi hai từ 6 tháng xuống còn 3 tháng; đồng thời những người đã khỏi Covid thay vì chờ 6 tháng mới tiêm phòng như lâu nay thì sẽ tiêm vaccine ngay sau khi âm tính.

Liên quan đến vấn đề này ông Nguyễn Trường Sơn Thứ trưởng Y tế cho biết, việc rút ngắn khoảng cách này với mục đích là để tăng kháng thể để phòng chống lây nhiễm biến chủng Omicron.

Mắc Covid chủng Delta có thể tái nhiễm chủng Omicron hay không? - Ảnh 1

>>> Xem thêm: Sau Giáng sinh, Hà Nội lạnh sâu, có ngày chỉ từ 10 độ C

Các nghiên cứu trên thế giới hiện nay cũng chưa thống nhất về tỷ lệ tái nhiễm chung, cũng như chưa thống nhất về mốc thời gian để tính là tái nhiễm, tuy nhiên có nhiều chuyên gia nhận định tỷ lệ này là khá thấp.

Hiện những trường hợp tái dương khá phổ biến, có nghĩa là virus có thể tồn tại trong cơ thể vài tuần, thậm chí vài tháng. Nhưng khi được tiến hành nuôi cấy thì virus này không hoạt động, đây chỉ là xác virus. Bác sĩ Bính cho hay, hiện vẫn ghi nhận các trường hợp tái dương tính nào lây nhiễm cho người khác.

"Tái nhiễm cũng giống như tiêm vaccine, giúp tạo ra các loại kháng thể chống lại nhiều biến chủng Covid-19 khác nhau", bác sĩ Bính nói thêm.

Về vấn đề này, nguyên trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 bác sĩ Trương Hữu Khanh cho rằng, ở những người tái nhiễm biểu hiện nếu có có thể sẽ rất nhẹ và nhanh chóng mất đi, thậm chí không cần lo lắng và bàn đến. Khả năng tái nhiễm Covid-19 nhiều lần cũng tương tự như khi chúng ta mắc các bệnh truyền nhiễm khác. Đơn cử một người có nguy cơ bị cảm cúm nhiều lần trong năm vì các chủng virus cúm A/H3N2, A/H1N1, cúm B...

Mắc Covid chủng Delta có thể tái nhiễm chủng Omicron hay không? - Ảnh 2

Các chuyên gia y tế giải thích, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại sự xâm nhập tiếp theo của virus, sau khi khỏi Covid-19 hoặc tiêm đủ hai mũi vaccine. Mặc dù vậy, ở mỗi người lượng kháng thể sinh ra là khác nhau, phụ thuộc vào cơ địa, bệnh nền... Do đó, người đã khỏi bệnh nếu kháng thể không đủ mạnh, và chủ quan không tuân thủ 5K, khi tiếp xúc F0 mang biến chủng mới sẽ có nguy cơ tái nhiễm.

Những người càng lớn tuổi, người bị suy giảm chức năng miễn dịch như HIV, ung thư, đái tháo đường, tim mạch mạn tính, cấy ghép tạng... có khả năng tái nhiễm cao hơn. Ngoài ra, theo công bố ngày 6/8 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, so với người đã tiêm đủ hai mũi, những người chưa tiêm vaccine Covid-19 có nguy cơ tái nhiễm cao gấp 2,34 lần.

Hà Nội triển khai tiêm mũi 3 vaccine phòng Covid-19 Các nước trên thế giới tiêm mũi tăng cường Covid-19 như thế nào? Tự test Covid-19 ở nhà: Thời điểm lấy mẫu ảnh hưởng tới kết quả âm tính hoặc dương tính
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp