Tự test Covid-19 ở nhà: Thời điểm lấy mẫu ảnh hưởng tới kết quả âm tính hoặc dương tính

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ hai, 20/12/2021 13:42 (GMT +7)
Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, BV Nhi đồng 1 Lê Nguyễn Thanh Nhàn cho biết, việc test nhanh trên một người lúc âm tính, lúc dương tính là bình thường.
Hashtag #COVID-19 #NEWS #Nóng trên MXH

Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế dẫn lời TS BS Lê Nguyễn Thanh Nhàn – Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, BV Nhi đồng 1, TP.HCM - cho biết, thực tế vẫn có hiện tượng test nhanh trên một người có lúc cho kết quả âm tính, có lúc cho kết quả dương. Và điều này là hoàn toàn bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trên cùng một người xét nghiệm lúc dương lúc âm tính?

Chuyên gia này cho biết, độ nhạy hay khả năng cho kết quả ở test nhanh sẽ bị tác động bởi những yếu tố: Vị trí mà nhân viên đã lấy mẫu cho bệnh nhân; khoảng thời gian bệnh khởi phát đến khi lấy mẫu là bao lâu; điều kiện bảo quản mẫu bệnh phẩml; nồng độ virus trong mẫu bệnh phẩm.

Thời điểm lấy mẫu cũng ảnh hưởng tới kết quả âm hoặc dương tính khi tự test Covid-19 ở nhà - Ảnh minh họa
Thời điểm lấy mẫu cũng ảnh hưởng tới kết quả âm hoặc dương tính khi tự test Covid-19 ở nhà - Ảnh minh họa

>>> Xem thêm: Để biết chính xác chồng có ngoại tình hay không, vợ chỉ cần nhìn vào 2 khung giờ vàng này

Vị trí lấy mẫu rất quan trọng bởi nếu lấy không đúng vị trí thì tỷ lệ dương tính sẽ thấp hơn.

Sau khi lấy xong, nếu mẫu chưa được thực hiện xét nghiệm ngay thì trước khi đưa về phòng xét nghiệm cần được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ từ 2-8 độ C.

Thời gian lấy mẫu cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả test nhanh hơn nữa, nếu lấy mẫu khi bệnh nhân có triệu chứng thì khả năng test dương tính cũng cao hơn.

Nồng độ virus trong bệnh phẩm cũng quyết định khả năng dương tính của mẫu xét nghiệm. Theo nghiên cứu trên, độ nhạy là 86,2% nếu thời gian này dưới hoặc bằng 7 ngày, trên 7 ngày là 70,8%.

Khoảng cách giữa 2 lần lấy mẫu cũng rất quan trọng, vì nếu lấy gần nhau và cùng lấy ở 1 vị trí (1 bên mũi), thì khả năng kết quả dương tính cũng giảm do mẫu bệnh phẩm lấy lần 2 đã giảm về lượng.

TS Nhàn cũng cho biết thêm, để cho kết quả chính xác cách lấy mẫu sẽ như sau:

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có hướng dẫn, khi xét nghiệm lấy dịch tỵ hầu phải yêu cầu F0 ngồi yên, mặt hơi ngửa, đối với đối tượng bệnh nhân là trẻ em thì phải có người lớn giữ.

Người tiến hành lấy mẫu sẽ nghiêng đầu F0 ra sau khoảng 70 độ và tay đỡ phía sau cổ còn tay kia đưa nhẹ nhàng tăm bông vào mũi, để tăm bông dễ dàng vào sâu khi lấy mẫu cần vừa đẩy vừa xoay giúp tăm bông đi 1 khoảng bằng ½ độ dài từ cánh mũi đến dái tai cùng phía.

Tự test Covid-19 ở nhà: Thời điểm lấy mẫu ảnh hưởng tới kết quả âm tính hoặc dương tính - Ảnh 2

Nếu thấy chưa đạt được độ sâu nhưng người lấy mẫu nhận thấy có lực cản rõ thì rút tăm bông ra và thử lấy mẫu ở mũi bên kia. Khi tăm bông chạm đã vào thành sau họng mũi thì dừng lại, sau đó vẫn giữ tăm bông tại chỗ lấy mẫu trong 5 giây để dịch thấm tối đa, rồi mới từ từ xoay và rút tăm bông ra.

Với trẻ nhỏ, bé sẽ được đặt ngồi trên đùi của người lớn, lưng trẻ tựa vào phía ngực người lớn. Người lớn sẽ ôm, giữ chặt cơ thể và tay trẻ, rồi dùng tay mình đỡ đầu bé ngả ra phía sau để nhân viên lấy mẫu tiến hành một cách dễ dàng, thuận tiện hơn.

Sau test nhanh có kết quả dương tính tại nhà, người dân không được tự ý vào viện Lưu ý khi dùng test nhanh Covid-19 tại nhà: Có một loại que luôn cho kết quả dương tính Test nhanh giúp phát hiện Covid-19 có giá bao nhiêu?
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp