Sau khi thái hành, nam thanh niên bị sốc phản vệ nặng phải vào viện cấp cứu

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ năm, 22/04/2021 09:18 (GMT +7)
10 phút sau khi thái 1 củ hành nhỏ để chuẩn bị bữa tối, nam thanh niên đã có biểu hiện tức ngực, khó thở, phù nề toàn bộ gương mặt, hai mắt không thể mở được.
Hashtag #Bệnh lạ #NEWS #Nóng trên MXH

Chiều 21/4, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ đã tiếp nhận một nam thanh niên trong tình trạnh bị sốc phản vệ nặng và lập tức tiến hành cấp cứu theo phác đồ sốc phản vệ. Người thân cho biết, sau khi thái 1 củ hành nhỏ chỉ 10 phút, nam thanh niên đã có biểu hiện tức ngực, khó thở, phù nề toàn bộ gương mặt, hai mắt không thể mở. Nhận thấy tình hình nghiêm trọng, gia đình đã nhanh chóng đưa bệnh nhân vào bệnh viện để cấp cứu.

Khi vào viện, các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành tiêm Adrenaline đường bắp (thuốc chống sốc phản vệ) cho nam bệnh nhân, sau đó tình hình đã dần có chuyển biến tốt song hai mắt vẫn sưng nề. Đến khoảng 20 phút  sau, anh đã ổn định và được chuyển sang điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu.

Thanh niên ở trong tình trạng khó thở sau khi bị sốc phản vệ. (Ảnh: Phụ Nữ Online)
Thanh niên ở trong tình trạng khó thở sau khi bị sốc phản vệ. (Ảnh: Phụ Nữ Online)
Sau khi thái hành, nam thanh niên bị sốc phản vệ nặng phải vào viện cấp cứu - Ảnh 2

Các bác sĩ cấp cứu cho biết, việc bệnh nhân dị ứng và sốc phản vệ do thái hành là khá hiếm gặp. Tuy nhiên, tùy thể trạng, chúng ta có thể bị sốc phản vệ bất cứ lúc nào với nhiều tác nhân khác nhau và thường là không biết trước.

Sốc phản vệ là một kiểu phản ứng dị ứng cấp tính nặng và đe dọa trực tiếp tới tính mạng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nếu không được điều trị kịp thời hậu quả sẽ vô cùng nguy hiểm. Nguyên nhân dẫn đến sốc phản vệ có thể rất nhiều, như sốc phản vệ do tiêm vaccine, sau khi uống thuốc, mất máu hay gặp chấn thương… nhưng trong đó phổ biến là do thức ăn hoặc nọc côn trùng. Thậm chí đã có những trường hợp chỉ uống một ngụm sữa, ăn trứng cũng bị sốc phản vệ và biến chứng nguy hiểm.

Khi bị sốc phản vệ, triệu chứng có thể dễ thấy nhất là da bị mẩn ngứa hoặc phát ban; chảy nước mũi, hắt hơi; miệng ngứa, họng, khó nuốt hoặc môi và lưỡi sưng; khó thở; chóng mặt; đau tức ngực… Khi bị sốc phản vệ để tránh gây nguy hiểm cho bệnh nhân, cần phải có phương pháp sơ cứu xử lý kịp thời và đúng cách. Trong đó, các bác sĩ cho biết, việc đầu tiên khi phát hiện người bị sốc phản vệ là phải cách ly họ khỏi nguồn gây bệnh hoặc nghi gây sốc phản vệ.

Đặt bệnh nhân trong tư thế chân cao hơn đầu, nới lỏng quần áo cũng như đắp chăn cho người bệnh trong lúc chờ đội ngũ y tế đến. Đồng thời mọi người cần nói chuyện liên tục với bệnh nhân để giữ cho họ tỉnh táo, cũng như giúp duy trì nhịp thở đều đặn.

Cấp cứu bệnh nhân bị sốc phản vệ cần phải có đầy đủ thiết bị y tế cùng với bác sĩ chuyên môn vì vậy, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế trong thời gian nhanh nhất có thể. Sốc phản vệ có thể xảy ra với bất kỳ ai do đó, các bác sĩ khuyến cáo mỗi người cần phải cẩn thận với tất cả các phản ứng của cơ thể trước sự vật nào đó để nếu có biến chứng còn có thể xử lý kịp thời.

Không chỉ là thái hành, ngay cả uống sữa cũng có thể gây sốc phản vệ. (Ảnh: Pinterest)
Không chỉ là thái hành, ngay cả uống sữa cũng có thể gây sốc phản vệ. (Ảnh: Pinterest)
Việt Nam ghi nhận trường hợp đầu tiên sốc phản vệ độ 3 sau tiêm vaccine Covid-19 Tuyên Quang: Người đàn ông bị sốc phản vệ do tự ý uống thuốc trị viêm họng Nữ nhân viên y tế Mỹ sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine Pfizer
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp