Squid Game bị báo chí Nhật Bản tố "mượn ý tưởng", đến các trò chơi cũng của Nhật

Kelly Tran Đăng lúc: Chủ nhật, 31/10/2021 00:07 (GMT +7)
Sau khi bị Trung Quốc, Mỹ cấm, Squid Game lại tiếp tục "gặp hặn" khi bị chính báo chí Nhật Bản tố "mượn ý tưởng".
Hashtag #Squid Game - Trò chơi con mực #SHOWBIZ #Nhật ký showbiz

Squid Game (Trò Chơi Con Mực) hiện không chỉ là siêu phẩm đình đám mà còn trở thành một hiện tượng toàn cầu với tỉ suất người xem cũng như sức ảnh hưởng của phim. Squid Game thậm chí còn vượt qua loạt bom tấn Hollywood để trở thành series nhiều người xem nhất Netflix.

Trong đó, điểm thu hút nhất của Squid Game chính là những "trò chơi tử thần" vô cùng khốc liệt. Được biết, đây đều là những trò chơi của trẻ em Hàn Quốc được đạo diễn - biên kịch Hwang Dong Hyuk "biến tấu" trở nên kịch tính hơn. Nhưng cũng vì quá thành công mà Squid Game bị săm soi rất nhiều. Mới đây nhất chính là cuộc tranh cãi về "nguồn gốc" thật sự của các trò chơi trong bộ phim.

Squid Game bị báo chí Nhật Bản tố 'mượn ý tưởng', đến các trò chơi cũng của Nhật - Ảnh 1

Cụ thể, truyền thông Nhật đưa tin nhiều khán giả cho rằng những trò chơi trong Squid Game có thể đã "mượn ý tưởng" từ những bộ phim trước đây của Nhật Bản. Đầu tiên phải kể đến là trò "Đèn đỏ, đèn xanh" đã bị trang báo The Nikkei của Nhật nhận định giống với bộ phim sinh tồn As The Gods Will từ năm 2014. Dù đạo diễn đã đưa ra khẳng định cho biết ông tự nghĩ ra kịch bản cho Squid Game từ những năm 2008, nhưng việc cả hai trò chơi rất giống nhau khiến netizen không khỏi hoài nghi.

Squid Game bị báo chí Nhật Bản tố 'mượn ý tưởng', đến các trò chơi cũng của Nhật - Ảnh 2

>>Xem thêm: Sau Trung Quốc, 'siêu phẩm' Squid Game bị cấm tại Mỹ với lý do bất ngờ

Không những vậy, The Nikkei còn đưa ra lời khẳng định rất đanh thép rằng "phần lớn các trò chơi trong Squid Game đều là từ Nhật Bản". Ngoài ta, trang báo xứ Mặt trời mọc còn đưa ra phân tích rằng sở dĩ nhiều người thích xem Squid Game là vì họ muốn "hoài niệm về tuổi thơ" thông qua những trò chơi trong phim, ẩn ý về việc phim "đạo nhái".

Squid Game bị báo chí Nhật Bản tố 'mượn ý tưởng', đến các trò chơi cũng của Nhật - Ảnh 3
Squid Game bị báo chí Nhật Bản tố 'mượn ý tưởng', đến các trò chơi cũng của Nhật - Ảnh 4

Ngoài trò "Đèn đỏ, đèn xanh", những trò khác của Squid Game cũng được nhắc tới như trò ddakji (đập giấy), bắn bi hay thậm chí trò "tách kẹo" dalgona cũng được phía truyền thông Nhật Bản khẳng định đã "sao chép" từ đất nước của họ. Không những vậy, trò chơi cuối cùng là "Con mực" cũng bị tố đã mượn ý tưởng từ trò chơi Nhật có tên "squid kaisen". Sự trùng hợp này được cho là "quá lớn".

Squid Game bị báo chí Nhật Bản tố 'mượn ý tưởng', đến các trò chơi cũng của Nhật - Ảnh 5
Squid Game bị báo chí Nhật Bản tố 'mượn ý tưởng', đến các trò chơi cũng của Nhật - Ảnh 6

Ngay khi đăng tải, bài báo này tiếp tục làm nổ ra một cuộc tranh vãi giữa fan và anti-fan của Squid Game về tính "nguyên bản" của bộ phim. Trong khi nhiều người cho rằng Squid Game đích thị là sản phẩm "đạo nhái", thì phần đông lại cho biết, trên thực tế đây đều là những trò chơi khá phổ biến, xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới, thậm chí Việt Nam cũng có.

"Rốt cục vẫn là một bộ phim ăn may đạo ý tưởng. Nói vậy cho nhanh".

"Một số trò chơi dân gian giống nhau là do cùng ở trong khối đồng văn là đúng, nhưng đưa trò chơi dân gian vào game sinh tồn thì chắc kèo là Nhật chứ gì nữa".

"Mấy trò này nước nào mà chả có. Hồi bé chính tôi cũng chơi mấy trò trong Squid Game".

"Trò Đèn đỏ, đèn xanh về Việt Nam gọi là Em bé tập đi nè. Trò con mực chỗ tôi gọi là chơi keo nè. Còn trò kéo co chỗ nào chả có. Trùng hợp thôi mà!", loạt bình luận trái chiều của cư dân mạng.

Sau Trung Quốc, "siêu phẩm" Squid Game bị cấm tại Mỹ với lý do bất ngờ Mỹ nam "Squid Game" Wi Ha Joon đóng chính phim mới cùng Kim Go Eun? Sau Squid Game, người Việt tiếp tục "chiếm đóng" credit bom tấn của Han So Hee
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp