Không cần phải đợi tới thế kỷ XXII, năm chú mèo máy thông minh Doraemon ra đời để được chứng kiến các món bảo bối thần kỳ. Thời đại 4.0 đã tạo ra các bảo bối không tưởng đó.
Bánh mì chuyển ngữ nay chính là google dịch và những phần mềm phiên dịch khác. Nếu như trong Doraemon, Nobita cần phải ăn bánh mì để nói được tiếng nước ngoài thì ở đời thực, chỉ với thao tác ghi âm, gõ bàn phím hoặc đeo tai nghe phiên dịch, người dùng lập tức được phần mềm giúp chuyển ngữ theo cả hai chiều trong vài chục tích tắc. Thậm chí, chiếc tai nghe phiên dịch của Google còn giúp bất kỳ ai sở hữu nó tự tin đi khắp thế giới mà không cần biết ngoại ngữ.
Một loại máy ảnh dùng những bức hình quần áo thay cho phim chụp, và khi chụp cho đối tượng nào thì quần áo của đối tượng đó sẽ biến thành loại giống hệt như trong bức hình. Ở đời thực, chúng ta có thể chụp ảnh và sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh như photoshop để thay thế.
Chiếc máy này của Doraemon có thể tạo ra hình ảnh 3 chiều như thật để lừa mắt người. Tất nhiên đồ đạc vẫn ở đó, không chú ý có thể bị đụng. Bây giờ, công nghệ 3D hay VRTech (game thực tế ảo) cũng tương tự mà còn siêu việt hơn đúng không nào?
Chim nhắc nhở có công dụng là nhắc việc, chỉ cần để nó đậu trên người thì nó sẽ nhắc việc cần làm. Ngày nay, chim nhắc nhở có mặt trong các điện thoại thông minh gồm các phần mềm báo thức hoặc thiết bị Siri. Chỉ cần có smartphone bên người thì không sợ quên việc.
Vì Nobita lười chép bài, Doraemon đã ra tay giúp đỡ bằng cách cho bạn chiếc máy biến giọng nói thành văn bản. Với chiếc máy này, khi nói vào một đầu thì đầu kia sẽ cho ra văn bản với nội dung giống hệt.
Ngày nay, người ta dễ dàng làm được điều đó với bất kỳ chiếc điện thoại thông minh nào mà mình sở hữu.
Vệ tinh theo dõi trong truyện Doraemon với ngoài đời nhìn khác xa. Hiện tại, chỉ cần có những chiếc camera dưới dạng máy bay mini không người lái (drone) là đã thấy được mọi thứ rồi.
Bình luận