Vào ngày cưới, dù có lựa chọn ăn vận theo phong cách nào hay đến từ nền văn hóa nào, các cô dâu ở khắp mọi nơi trên thế giới đều có điểm chung là có một chiếc khăn trùm đầu. Đằng sau món phụ kiện nhỏ bé này là cả một câu chuyện về văn hóa liên quan tới tình yêu và vẻ đẹp của phụ nữ.
Khăn voan trùm đầu có nhiều ý nghĩa nhưng nguyên thủy nhất là ý nghĩa biểu tượng cho tấm bùa hộ mệnh. Người xua quan niệm rằng, khi đội chiếc khăn lên mặt, chúng sẽ trở thành một tấm khiên để nâng niu, che chở, bảo vệ cô dâu khỏi những điều xúi quẩy từ thế lực ma quỷ.
Khi xưa, đa số các đám cưới đều là những sự sắp đặt. Cô dâu và chú rể hoàn toàn không được biết mặt nhau cho đến ngày cưới. Vào ngày trọng đại, cô dâu sẽ xuất hiện trong lễ đường với một bộ váy trắng bồng bềnh cùng chiếc khăn voan đội đầu, che kín mặt. Lúc này, chiếc khăn như một thông điệp của cô dâu gửi đến chú rể rằng, giờ đây cuộc sống của cả hai đã hòa làm một, hãy yêu thương và trân trọng cô dâu vì tính cách chứ không phải vì nhan sắc hay những thứ tầm thường, phù phiếm rồi sẽ mất đi theo thời gian.
Nhiều nền văn hóa quan niệm rằng nếu cô dâu và chú rể nhìn nhau trước khi được tuyên bố là vợ chồng, hôn nhân của họ sẽ đổ vỡ nhanh chóng. Lúc này, chiếc khăn voan đóng vai trò là một bức màn để ngăn cô dâu và chú rể trao nhau ánh mắt trước khi chính thức trở thành vợ chồng. Nhờ vậy, họ sẽ tránh khỏi những xui xẻo không đáng có và hạnh phúc bênh nhau đời đời kiếp kiếp.
Như vậy, có thể thấy vai trò của khăn voan trong đám cưới là vô cùng quan trọng. Mặc dù một số người đã tối giản hóa trang phục cưới bằng việc "hô biến" chiếc khăn voan, nhưng đa số thì vẫn yêu thích, ưu tiên món phụ kiến cưới này, không chỉ bởi ý nghĩa của nó mà còn bởi chúng mang đến cho cô dâu vẻ e ấp, sang trọng trong ngày quan trọng của cuộc đời.
Bình luận