Tất tần tật về việc thờ cúng Thần Tài để đem lại bình an, may mắn

Alex Đăng lúc: Thứ sáu, 19/02/2021 12:03 (GMT +7)
Đối với các nước phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, thờ Thần Tài là tín ngưỡng phổ biến nên việc thờ cúng Thần Tài sao cho đúng là rất quan trọng.
Hashtag #Ngày vía Thần tài #NEWS #Nóng trên MXH

Ngày nay, không chỉ các nhà làm nghề buôn bán, kinh doanh mới thờ cúng Thần Tài mà việc này đã trở nên phổ biến trong nhiều gia đình người Việt. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu và biết cách thực hiện việc thờ cúng Thần Tài chuẩn xác, như là: Vị trí đặt bàn thờ, sắp xếp bàn thờ sao cho đúng, lễ cúng Thần Tài gồm những gì hay văn khấn thần Tài ra sao? 

1. Cách sắp xếp bàn thờ Thần Tài và bàn thờ Thần Tài gồm những gì mới là đầy đủ?

Tất tần tật về việc thờ cúng Thần Tài để đem lại bình an, may mắn - Ảnh 1
Tất tần tật về việc thờ cúng Thần Tài để đem lại bình an, may mắn - Ảnh 1

Bàn thờ Thần Tài thường được đặt dưới đất, ở một góc nhà, thường là ở ngay cửa ra vào để nghênh tiếp tài lộc. Để có cách sắp xếp bàn thờ Thần Tài đúng chuẩn, các hộ gia đình cần phải chú ý chuẩn bị:

Tượng Thần tài, Ông Địa: Thường thì người Việt Nam thường lập chung bàn thờ Thần Tài và Ông Địa, vì thế trên bàn thờ nhất định phải có tượng Thần tài, Ông Địa làm bằng sứ hoặc đồng. Vị trí sắp xếp từ ngoài nhìn vào bên trái là ông Thần tài, bên phải là Ông Địa. Sau khi thỉnh Thần Tài, Ông Địa người ta thường dán nhãn chữ nho sau lưng bàn thờ. 

Bát nhang: Giữa bàn thờ Thần Tài cần phải có một bát nhang, có thể dán cố định bát nhang vào bàn thờ. Khi mua bát hương về, gia chủ cần phải rửa bát nhang thật sạch sẽ, sau đó dùng rượu gừng để tẩy uế. Cốt bát hương có thể bao gồm tro trấu hoặc cát trắng tinh khiết và một túi gồm thiết vàng, thiết bạc, thạch anh, ngọc, mã não, xà cừ, san hô đỏ.

Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy: Người ta thường để một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy ở giữa Thần Tài và Ông Địa. Theo quan niệm dân gian, ba hũ này không cần thay thường xuyên mà để đến cuối năm.  

Lọ hoa tươi và đĩa hoa quả: Khi chuẩn bị lọ hoa cắm trên bàn thờ Thần Tài, tuyệt đối không chọn những loài hoa đã khô héo hoặc hoa giả. Hoa thường được chọn cắm là hoa cúc, hoa đồng tiền… Đĩa hoa quả thường là ngũ quả nhưng việc đặt hoa quả không nhất thiết phải thực hiện hàng ngày mà có thể chọn thắp vào những ngày rằm, mùng 1 hàng tháng. Khi đặt vị trí hoa và quả, gia chủ nên đặt lo hoa bên tay phía, đĩa quả bên tay trái theo chiều nhìn từ ngoài vào trong. 

Khay hình chữ Nhất xếp 5 chén nước: Bạn có thể dễ dàng mua được 5 chén nước xếp trên khay hình chữ Nhất ở các cửa hàng bán đồ thờ cúng. Gia chủ có thể bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho ngũ phương , và cũng là tương trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển.

Cóc ngậm tiền: Vào buổi sáng khi thắp hương, gia đình phải quay Cóc ngậm tiền ra phía ngoài đường để đón lộc. Đến tối phải quay ông Cóc vào nhà để giữ lộc trong nhà, tránh thất thoát tiền bạc. Đây có thể coi là linh vật không thể thiếu trên ban thờ Thần Tài.

Tô sứ nông đựng đầy nước và cánh hoa tươi: Đây được gọi là Minh Đường Tụ Thủy, mang ý nghĩa giữ tiền bạc không trôi đi, thất thoát ra ngoài. Chuẩn bị bao gồm một tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước.

Ngoài ra, người ta cũng hay đặt tượng Phật Di Lặc bên trên bàn thờ Thần Tài để Di Lặc Phật Vương quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái.

2. Cúng Thần Tài vào ngày nào và lễ cúng gồm những gì?

Mâm cỗ cúng Thần Tài.
Mâm cỗ cúng Thần Tài.

Ngoài ngày cúng Thần Tài vào mùng 1 và rằm hàng tháng như ở ban thờ tổ tiên và Thần Phật thì người ta còn lấy ngày mùng 10 hàng tháng là ngày đặc biệt để cúng Thần Tài. Đặc biệt là vào ngày mùng 10 tháng giêng được gọi là ngày vía Thần Tài, đây là ngày cúng Thần Tài quan trọng nhất trong năm.

Cúng Thần Tài, Thổ Địa thì có thể cúng lễ chay hoặc lễ mặn đều được. Riêng ngày vía Thần Tài thì nên cúng cả mâm chay mâm mặn.

Lễ vật cúng gồm có: 1 lọ hoa tươi, 5 loại hoa quả, bánh kẹo, 5 cây nhang, 5 chum rượu đế, 2 cây nến, 2 điếu thuốc, gạo, muối trắng, vàng bạc đại 2 miếng, 1 bộ tam sên gồm 1 miếng thịt, 1 quả trứng, 1 con tôm hoặc cua, tất cả đều được luộc chín.

Ngoài ra, trong những ngày bình thường, gia chủ cũng nên thắp hương vào thời điểm thích hợp, thường là buổi sáng, thay nước cho lọ hoa và để ý kiểm tra các lễ vật trên bàn thờ.

3. Nội dung văn khấn Thần Tài hàng tháng 

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần) 

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

 - Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. 

- Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. 

- Con kính lạy Thần tài vị tiền. 

- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. 

Tín chủ con là…… Ngụ tại……… Hôm nay là ngày… tháng… năm… Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị. Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

 Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

4. Những điều cần lưu ý khi thờ cúng thần tài

Tất tần tật về việc thờ cúng Thần Tài để đem lại bình an, may mắn - Ảnh 3

Trước tiên phải luôn giữ cho bàn thờ Thần Tài được sạch sẽ. Vào ngày mùng 10 tháng Giêng, ngày cuối tháng và 14 Âm lịch hàng tháng thì tắm cho ông bằng rượu hoặc nước hoa bưởi. Khăn đã lau bàn thờ hay tắm cho Thần Tài không được dùng cho việc khác.

Sau khi lập được bàn thờ Thần Tài nên thắp hương liên tục trong vòng 100 ngày để tụ khí.

Lộc cúng xong thì không chia cho người ngoài, chỉ phân phát cho người trong nhà cùng hưởng. Trừ khi là các đồ thờ cúng trên tủ thờ bằng gỗ của bàn thờ gia tiên.

Gạo, muối, rượu sau khi thắp hương xong không nên vãi ra ngoài đường mà nên giữ lại trong nhà, mang ý nghĩa giữ tài lộc lại. 

Khi sắp đồ nên đặt mâm cúng trong nhà, chuẩn bị đồ lễ đơn giản, không cần quá lãng phí, chỉ cần đầy đủ hoa quả tươi và nước sạch là được.

Không dùng đồ giả để thờ cúng thần tài (hoa giả, trái cây giả…)

Thắp hương và khấn vào buổi sáng mỗi khi bắt đầu mở cửa kinh doanh. Tuy nhiên, cũng có một số người thắp hương vào buổi tối, tùy thuộc vào giờ hợp với gia chủ mà thành tâm thắp hương.

Không nên dùng đèn dầu, đèn điện nhấp nháy thờ thần tài vì sẽ sinh ra khí xấu.

Không nên tắt đèn ở bàn thờ, bởi vì ánh sáng là công cụ chỉ đường cho các thần giáng xuống trần gian.

Không nên để vật nuôi như chó mèo quấy nhiễu, phá phách làm ô uế bàn thờ.

Những điều nên làm trong ngày vía Thần tài để lấy may cả năm Ngày vía Thần Tài 2022 là ngày nào? Nguồn gốc và sự tích Người trẻ chưa có gia đình nên mua vàng ngày vía Thần Tài không?
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp