Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi thư tới Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác yêu cầu sử dụng tên gọi "Türkiye", thay vì "Turkey" trên toàn cầu. Cụ thể, vào ngày hôm qua 2/6, đại diện Liên Hợp Quốc xác nhận rằng họ đã chấp nhận yêu cầu đổi tên chính thức từ phía Thổ Nhĩ Kỳ.
Do đó, tên gọi chính thức trong tiếng Anh của quốc gia này từ nay sẽ là Türkiye. Thay đổi này cũng sẽ điều chỉnh tên tiếng Anh của đất nước theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Dù đều được phát âm tương tự nhau, nhưng "Türkiye" có thêm một âm tiết ở cuối - được phát âm là "yay".
>>> Xem thêm: Loại muối quý được thế giới ưa chuộng, Việt Nam vừa nhiều vừa rẻ lại bỏ qua
Sau khi thành lập nước vào năm 1923, Thổ Nhĩ Kỳ đã lấy tên chính thức là Türkiye Cumhuriyeti, hay Republic of Turkey (Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ). Dù Thổ Nhĩ Kỳ đã được gọi là "Turkey" bằng tiếng Anh trong ít nhất một thế kỷ, và được sử dụng rộng rãi trong nước, nhưng nhiều người ngày càng muốn thúc đẩy việc đổi tên thành "Türkiye". Tổng thống Recep Tayyip Erdogan giải thích: "Tên gọi "Türkiye" đại diện và thể hiện rõ nhất văn hóa, văn minh và các giá trị của dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ". Tên gọi mới của quốc gia này sẽ không chỉ thay thế cho "Turkey", mà còn những tên gọi khác được sử dụng trên toàn cầu, ví dụ như "Turkei" và "Turquie".
Hàng hóa Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ ghi "Made in Türkiye" thay vì "Made in Turkey" trên tất cả các nhãn của mình, nhằm tiêu chuẩn hóa thương hiệu. Điều này đồng nghĩa với việc các thương hiệu thời trang của quốc gia này cũng sẽ được gắn nhãn mới.
Bên cạnh đó, việc thay đổi tên nước còn có thể bắt nguồn từ niềm tự hào của quốc gia này. Vì trong một bản tin gần đây của đài truyền hình nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ TRT đã lý giải rằng từ "Turkey", ngoài việc được sử dụng như một danh từ riêng, nó còn có một số nghĩa không thực sự tích cực khác.
Cụ thể, bản tin của TRT cho biết khi vào trang Google, "Gõ "Turkey" bạn sẽ nhận được một loạt hình ảnh, bài báo và định nghĩa từ điển gắn Thổ Nhĩ Kỳ với Meleagris hay còn được gọi là gà tây, một loài chim lớn thường được phục vụ trong thực đơn Giáng sinh hoặc bữa tối trong Lễ tạ ơn. Hay tra Từ điển Cambridge thì "Turkey" còn có nghĩa là "thứ gì đó thất bại nặng nề" hoặc "một người ngu ngốc hoặc ngớ ngẩn"...
Đầu năm nay, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã phát hành một video quảng cáo trong nỗ lực nhằm thay đổi tên gọi bằng tiếng Anh. Video cho thấy khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới nói "Xin chào Türkiye" tại các điểm đến nổi tiếng.
Tới nay trên thế giới đã có nhiều quốc gia đã thay đổi tên của mình trong suốt lịch sử vì những lý do khác nhau. Ví dụ như Hà Lan từng từ bỏ tên "Holland" để thể hiện chính xác hơn vị trí địa lý của mình. Hay Swaziland để kỷ niệm 50 năm độc lập, đã đổi tên thành Eswatini. Macedonia để xoa dịu nước láng giềng Hy Lạp cũng thêm chữ "Bắc" vào tên của mình.
Bình luận