Tiếng Hàn trở thành ngoại ngữ bắt buộc cho học sinh Việt từ năm 2021

Thục Quyên Đăng lúc: Thứ năm, 04/03/2021 09:38 (GMT +7)
Từ ngày 9/2/2021, Tiếng Hàn được xác định là ngoại ngữ 1 - 1 trong các môn ngoại ngữ bắt buộc - trong chương trình giáo dục phổ thông từ THCS đến THPT.

Bộ GD-ĐT mới đây vừa ra quyết định ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn. Cụ thể trong quyết định, bộ môn Tiếng Hàn được xác định là ngoại ngữ 1, tức môn học "bắt buộc" trong chương trình giáo dục phổ thông hệ 10 năm, từ lớp 3 đến lớp 12.

Nguyên do được đưa ra là môn Tiếng Hàn sẽ đem lại cho học sinh một ngoại ngữ mới, công cụ quan trọng để các em giao tiếp, trao đổi thông tin với người Hàn, tìm hiểu đất nước Hàn Quốc và các nền văn hóa khác có liên quan, góp phần tăng cường quan hệ hiểu biết giữa hai dân tộc, hình thành ý thức công dân toàn cầu.

Quyết định ban hành của Bộ GD-ĐT
Quyết định ban hành của Bộ GD-ĐT

Nội dung chính của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn bao gồm các chủ điểm, chủ đề và kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) được lựa chọn phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh. 

Cụ thể, từ lớp 3 đến lớp 5 (cấp tiểu học), chú trọng hình thành và phát triển năng lực giao tiếp cơ bản thông qua 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, đặc biệt là 2 kỹ năng nghe và nói.

Nội dung cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn
Nội dung cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn

Từ lớn 6 đến lớp 9 (cấp THCS), chú trọng hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, cũng như phát triển năng lực tư duy và nâng cao sự hiểu biết về văn hóa, xã hội Hàn Quốc và các quốc gia trên thế giới, đồng thời hiểu biết sâu hơn về văn hóa, xã hội dân tộc mình.

Từ lớp 10 đến lớp 12 (cấp THPT), chú trọng phát triển năng lực giao tiếp dựa trên nền tảng chương trình đã được học ở các cấp dưới, trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng để học tập suốt đời, phát triển năng lực làm việc trong tương lai.

Bộ GD-ĐT cũng công bố Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam trên cơ sở đánh giá kỹ năng, kiến thức ngôn ngữ Hàn, giúp các em đạt được các yêu cầu quy định.

Theo đó, Bậc 1 dành cho học sinh kết thúc lớp 6, Bậc 2 dành cho học sinh kết thúc lớp 9 đạt (cấp THCS) và Bậc 3 dành cho học sinh kết thúc lớp 12 (cấp THPT). Tổng thời lượng chương trình học là 1.155 tiết (mỗi tiết kéo dài 45 phút) bao gồm cả các tiết ôn tập và kiểm tra đánh giá.

Chương trình mới sẽ góp phần hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất và năng lực cần thiết mang tính hướng nghiệp
Chương trình mới sẽ góp phần hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất và năng lực cần thiết mang tính hướng nghiệp

Mục tiêu chung của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn là học sinh đều có khả năng giao tiếp đạt trình độ Bậc 3 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam sau khi kết thúc chương trình phổ thông.

Đồng thời góp phần hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất và năng lực cần thiết mang tính hướng nghiệp trong tương lai như: ý thức và trách nhiệm lao động, định hướng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích, khả năng thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Ngoài Tiếng Hàn, Tiếng Đức cũng được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông và cũng được xác định là ngoại ngữ 1. Quyết định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 9/2/2021.  

Trước đó, Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2006 cho phép học sinh được lựa chọn 1 trong 4 gồm Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc làm ngoại ngữ 1. Đến năm 2011, Ngoại ngữ 1 được bổ sung thêm tiếng Nhật.

Trung tâm ngoại ngữ biến mất, hàng nghìn học viên mất tiền oan Những thí sinh giỏi ngoại ngữ nhất của Hoa Hậu Việt Nam 2020 Lộ diện Tân Hoa hậu Hoàn vũ Campuchia 2020: Học vấn khủng, ngoại ngữ đỉnh
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp