Nội dung chính
Bà Kamala Harris là một nữ luật sư, chính trị gia và là đương kim Phó Tổng thống Hoa Kỳ. Bà là nữ Phó tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, đồng thời cũng là người phụ nữ mang hai dòng máu Á - Phi đầu tiên đảm nhận vị trí này.
Bà Kamala Harris cũng là người phụ nữ giữ chức vụ cao cấp nhất trong chính phủ Hoa Kỳ do dân bầu thông qua một cuộc bầu cử. Trước đó, bà từng giữ chức vụ Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cho tiểu bang California từ năm 2017 cho đến 2021, Tổng chưởng lý California từ năm 2011 cho tới năm 2017.
Bà Kamala Harris tên đầy đủ là Kamala Devi Harris.
Bà Kamala Harris sinh ngày 20/10/1964 (56 tuổi).
Bà Kamala Harris sinh tại Oakland, bang California, Hoa Kỳ.
Bà Kamala có mẹ là bà Shyamala Gopalan, một người phụ nữ gốc Ấn Độ và là một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về ung thư vú. Quê mẹ của bà Kamala là vùng Tamil Nadu, Ấn Độ.
Cha bà Kamala là ông Donald J. Harris, là một giáo sư danh dự chuyên ngành kinh tế của Đại học Stanford, ông Harris là người Jamaica nhập cư vào Hoa Kỳ từ năm 1961. Cả cha và mẹ bà Kamala đều tốt nghiệp tại đại học UC Berkeley.
Bà Kamala sinh ra và lớn lên ở quận Berkeley, California, bà có một người em gái là Maya Harris. Khi bà Kamala còn học mẫu giáo, Berkeley là nơi diễn ra tình trạng phân biệt chủng tộc khá nặng nề và dân chúng cũng chính quyền nơi đây đã nỗ lực để thay đổi điều đó trong nhiều năm.
Cha mẹ bà Kamala ly hôn năm bà 7 tuổi. Bà Kamala từ bé đã tham gia các hoạt động tôn giáo ở chùa Baptist một đền thờ Ấn Độ giáo theo tín ngưỡng của mẹ. Sau khi cha mẹ ly hôn, hai chị em bà sống cùng mẹ và bà Kamala từng kể lại rằng, khi bà và em gái về thăm cha tại Palo Alto mỗi cuối tuần, trẻ em hàng xóm đã không chơi với chị em bà chỉ vì họ là người da màu.
Bà Shyamala Gopalan - mẹ của Kamala đã đưa hai chị em đến Montreal, Canada năm bà Kamala 12 tuổi để nhận công việc mới tại Bệnh viện Đa khoa Do Thái và Đại học McGill. Sau này, bà Kamala và em gái đều đã đến thăm quê hương của mẹ mình ở Madras (Chennal, Ấn Độ) cũng như quê nội ở Jamaica.
Trường trung học đầu tiên của Kamala là trường Notre-Dame de Grâce, một trường nói tiếng Pháp. Sau đó bà chuyển đến trường Trung học Westmount tại Westmount, Quebec, Canada, nơi bà tốt nghiệp năm 1981.
Sau khi hoàn tất trung học, Kamala trúng tuyển và theo học tại Đại học Howard, Hoa Kỳ. Đây là một trường đại học có lịch sử lâu đời với người da màu ở Washington, D.C. Trong thời gian theo học ở Howard, bà gia nhập hội nữ sinh Alpha Kappa Alpha, đứng đầu đội tranh luận - hùng biện và là chủ tịch của hội kinh tế trong trường. Bà từng thực tập ở vị trí thư ký phòng thư cho thượng nghị sĩ California Alan Cranston. Năm 1986, Kamala Harris tốt nghiệp Đại học Howard hệ Cử nhân Nghệ thuật trong cả hai lĩnh vực khoa học chính trị và kinh tế.
Đại học California (chuyên ngành Luật) và Cao đẳng Luật UC Hastings là hai trường tiếp theo bà Kamala theo học. Bà từng giữ chức chủ tịch nhánh Hiệp hội Sinh viên Luật da màu Quốc gia tại UC Hastings. Bà tốt nghiệp với bằng Juris Doctor (tiến sĩ ngành Luật) năm 1989 và đến năm 1990 thì chính thức được chứng nhận là luật sư.
Năm 1990, bà Kamala được tuyển làm phó luật sư quận ở Quận Alameda, California trước khi chuyển tới Ban Kháng nghị Bảo hiểm Thất nghiệp rồi Ủy ban Hỗ trợ Y tế California (tiểu bang California). Đến tháng 2/1998, bà trở thành trưởng Phòng Hình sự Nghề nghiệp quận San Francisco và tháng 8/2000, Kamala nhận lời làm việc tại Tòa thị chính San Francisco, ở vị trí điều hành Bộ phận Dịch vụ Gia đình và Trẻ em.
Năm 2002, bà bắt đầu bước vào con đường chính trị, khởi đầu bằng chiến dịch vận động tranh cử vị trí Biện lý Quận San Francisco. Kamala Harris thực hiện một chiến dịch nhằm phá bỏ những định kiến tiêu cực về phụ nữ da đen và thành lập văn phòng tranh cử của mình ở Bayview, "khu phố biệt lập nhất" ở San Francisco. Kết quả là Kamala Harris thắng với 56% phiếu bầu, trở thành luật sư da màu đầu tiên của California.
Bà Kamala giữ vị trí Biện lý quận San Francisco từ năm 2004 đến 2011 mà hầu như không có bất cứ đối thủ nào cạnh tranh vị trí được với bà. Bà Kamala cũng nổi tiếng là "người đàn bà thép" khi mà trước thời điểm bà nhậm chức, tỷ lệ kết án trọng tội đã tăng từ 50% lên 76%. Bà Kamala đặc biệt mạnh tay với các án liên quan đến buôn bán cần sa, ma túy, bạo hành trẻ em và giết người. Đồng thời bà cũng thực hiện nhiều cải cách như: Không ưu tiên án tử hình và ủng hộ mức án lớn nhất là chung thân không ân xá, chính sách chống trốn học đối với thanh thiếu niên và các nỗ lực giảm thiểu kỳ thị chủng tộc với người da màu.
Năm 2008, bà Kamala Harris tuyên bố ứng cử vào vị trí tổng chưởng lý California. Đến ngày 3/1/2011 thì bà nhậm chức và cũng là người Mỹ gốc Phi đầu tiên, người Mỹ gốc Á đầu tiên và là người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ tổng chưởng lý California này cho tới năm 2017.
Đến năm 2019, bà Kamala Harris chính thức ứng cử vào vị trí Tổng thống hợp chủng quốc Hoa Kỳ cho đợt bầu cử tổng thống vào năm 2020. Bản thân bà chính là đối thủ và từng đưa ra những luận điểm chỉ trích ông Joe Biden (người sau này là tổng thống Mỹ). Tuy nhiên, bà không nhận được sự ủng hộ bởi nguyên nhân được cho là từ những chính sách "hà khắc" của bà ở San Francisco trước đó.
Đến tháng 12 năm 2019, Kamala Harris rút khỏi vị trí ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ năm 2020, với lý do không đủ nguồn lực tài chính. Đến tháng 3 năm 2020, Kamala tán thành Joe Biden làm tổng thống.
Ông Joe Biden và Kamala Harris bắt đầu chiến dịch tranh cử của mình vào tháng 5 năm 2019 và khi ấy, cặp Biden-Harris được cho là sự kết hợp lý tưởng để đánh bại cặp Trump - Pence (Donal Trump và Mike Pence). Cuối tháng 2, bà Kamala Harris nhận được kỳ vọng rất lớn trở thành nữ phó tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên, đặc biệt là sau khi cái chết của công dân da màu George Floyd do sự bạo hành của cảnh sát dẫn đến hàng loạt các cuộc biểu tình tại Mỹ.
Ông Joe Biden tuyên bố lựa chọn Kamala Harris là người sẽ giữ vị trí phó tổng thống Mỹ nếu ông thắng cử vào ngày 11/8/2020. Trong nỗ lực chiếm tình cảm của các sắc tộc đang sinh sống tại Hoa Kỳ, Kamala từng chọn tên Hạ Cẩm Lệ làm tên in lên phiếu bầu dành cho những nơi có tỉ lệ người Mỹ gốc Hoa sinh sống cao.
Sau khi Joe Biden được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử năm 2020, Kamala Harris chính thức nhậm chức phó tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 20/1/2021. Mở ra lịch sử khi là người phụ nữ đầu tiên, người phụ nữ gốc Á đầu tiền và người phụ nữ da màu, gốc Phi đầu tiên đảm nhận vị trí này. Bà cũng là người da màu thứ 2, sau ông Charles Curtis (một người gốc thổ dân bản địa) giữ chức vụ Phó tổng thống Mỹ.
Harris từ chức Thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ vào ngày 18/1/2021, hai ngày sau, bà tuyên thệ nhậm chức phó tổng thống tại Nhà Trắng. Hiện tại, bà Kamala Harris đang có chuyến thăm tới Việt Nam từ ngày 24/8/2021.
Bà Kamala kết hôn năm 2014 với ông Douglas Emhoff. Chồng bà, ông Douglas, là một luật sư đã từng có một đời vợ và hai người con. Sau khi kết hôn, hai vợ chồng bà Harris không có con cái song bà Kamala vẫn rất chăm sóc và yêu thương hai người con riêng của chồng.
Điều đặc biệt là ông Emhoff chính là "đệ nhị phu quân” đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, ông cũng là người gốc Do Thái đầu tiên là chồng của một phó tổng tổng Hoa Kỳ.
Bình luận