Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris: Người phụ nữ làm nên lịch sử

Thu Trần Đăng lúc: Chủ nhật, 08/11/2020 10:55 (GMT +7)
Kamala Harris đã làm nên lịch sử khi trở thành người phụ nữ người da màu đầu tiên và là người gốc Nam Á đầu tiên đắc cử Phó Tổng thống Hoa Kỳ.

Theo nhận định từ CNN, chiến thắng của bà Kamala Harris có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi bà là đại diện cho nhóm phụ nữ thường bị bỏ qua một bên trong lịch sử Mỹ. Đồng thời đây cũng là động thái trao quyền lực cho đại diện của một trong những nhóm nhân khẩu học lớn nhưng có ít vị trí tại Mỹ.

Trước đó vào tháng 8/2020, bà Kamala Harris là người phụ nữ thứ 4 được đề cử trở thành ứng viên Tổng thống/ Phó Tổng thống trong lịch sử Mỹ. Nhưng chỉ có bà là người duy nhất đạt được ngôi vị này.

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Bà Harris sinh năm 1964, mang hai dòng máu Jamaica và Ấn Độ. Bà có mẹ là nhà nghiên cứu ung thư người Mỹ gốc Ấn Độ Shyamala Gopalan và bố là nhà kinh tế học Mỹ gốc Jamaica Donald Harris. Cái tên Kamala của bà do mẹ đặt cho có nghĩa là Hoa sen. Đó cũng là tên của một vị nữ thần trong Hindu giáo.

Cha mẹ bà ly dị lúc bà lên 7 tuổi, hai chị em bà sống cùng mẹ và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng từ bi trong tôn giáo Ấn Độ.

Bà theo học tại Đại học Howard ở thủ đô Washington DC. Sau khi tốt nghiệp, bà Harris theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực tư pháp hình sự.

Bà Kamala Harris kết hôn với ông Doug Emhoff - một người gốc Do thái và là một luật sư có thành tích hoạt động trong lĩnh vực giải trí. Ông Emhoff có hai người con riêng và bà Kamala không sinh thêm con.

Ảnh: Mercury News
Ảnh: Mercury News

Năm 2003, Kamala Harris đánh bại sếp cũ của mình, ông Terence Hallinan, giành được chức vụ công tố viên quận San Francisco. Trong những thành tích của bà trong giai đoạn này, có sáng kiến “Back on Track”, cung cấp các khóa học và đào tạo để giúp những phạm nhân có cơ hội trở về làm lại cuộc đời.

Bà Kamala Harris tiếp tục thăng tiến trên con đường sự nghiệp khi dành được chức vụ Bộ trưởng Tư pháp tiểu bang California tháng 11/2010, trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên, và cũng là người phụ nữ đầu tiên nắm chức vụ này. Bà trở thành một nhân vật xuất chúng trong vai trò giải quyết hàng loạt vụ án rúng động.

Ảnh: AP
Ảnh: AP

Vào năm 2017, bà gây chú ý khi trở thành người Mỹ gốc Ấn đầu tiên và phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên phục vụ trong cương vị Thượng nghị sĩ (Đảng Dân Chủ), đại diện cho bang California.

Với vai trò Thượng nghị sỹ, bà đã giúp xây dựng Đạo luật Công lý Cảnh sát, thiết lập tiêu chuẩn liên quan đến sử dụng vũ lực của cảnh sát, cấm các hành vi bắt giữ mà không thông báo trước đối với các vụ án ma túy và mở rộng quyền lực điều tra của các công tố viên, qua đó hạn chế những vụ việc đau lòng như trường hợp tử vong của George Floyd, vốn khơi mào cho bạo động kéo dài trên khắp nước Mỹ.

Trước khi được đề cử vào vị trí ứng viên Phó Tổng thống, bà Harris đã từng là đối thủ trực tiếp với ông Biden trong cuộc đua giành tấm vé ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 trước khi tuyên bố rời cuộc đua.

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Bà Kamala Harris được xem là cặp bài trùng với ông Joe Biden. Ở cương vị mới, bà được kỳ vọng sẽ làm nên lịch sử bằng các hành động cụ thể và thiết thực chứ không chỉ vì sự hiện diện của mình về mặt giới tính, màu da.

Khối tài sản của Tổng thống Mỹ thứ 46 Joe Biden Joe Biden: Tổng thống Hoa Kỳ thứ 46 đánh bại Donald Trump là ai? Jill Biden: Người vợ chữa lành vết thương cuộc đời cho Joe Biden 4 con của Joe Biden: Yểu mệnh, ung thư, nghiện ngập và niềm an ủi còn lại
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp