Vào ngày 2/1 vừa qua, Tòa án Nhân dân cấp cao tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc đã đăng tải một bài viết có nội dung nhận định người dân không thể đệ đơn ly hôn với lý do ngoại hình. Bài viết này sau khi được chia sẻ đã nhanh chóng tạo ra làn sóng tranh cãi, vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của dư luận Trung Quốc.
>>Xem thêm: 3 độ tuổi đàn ông dễ ngoại tình nhất
Cụ thể, theo lập luận của tòa án tình Sơn Đông, hầu hết người ngoại tình đều ở cùng nhà với vợ/chồng, không sống cùng "bồ nhí" nên chưa đủ đáp ứng điều kiện "sống với nhau" - một phần của luật ly hôn Trung Quốc. "Khi một người đã kết hôn bị bắt gặp lừa dối, hành vi này không thể bị xem là ngoại tình trừ khi họ không sống với vợ hoặc chồng một thời gian dài. Do đó, cặp đôi không thể đệ đơn ly hôn vì lý do này. Ngoài ra, họ cũng không thể vin vào cớ ngoại tình để yêu cầu tiền bồi thường tổn thất", bài báo viết.
Không những vậy, bài báo này còn nhấn mạnh thêm rằng: "Nói cách khác, nếu bạn có bằng chứng vợ hoặc chồng ở chung phòng với người khác giới, bạn không thể đệ đơn ly hôn vì chuyện này không thể bị xem là ăn ở với nhau như vợ chồng lâu dài".
Theo bài báo, hành vi ngoại tình không thể bị xem là ăn ở như vợ chồng, trừ khi một người đã kết hôn sống với một người không có quan hệ hôn nhân trong thời gian dài và liên tục. Ngoài ra, bài báo còn nêu rõ ngoại tình không thể là lý do để đệ đơn ly hôn, nếu như bên nguyên đơn không có bằng chứng để chứng minh mối quan hệ ngoài luồng của bạn đời mang tính lâu dài và ổn định với "tiểu tam".
Thậm chí bài báo còn đưa ra lý lẽ về phủ nhận bằng chứng ngoại tình: "Ví dụ, bản ghi âm vợ hoặc chồng ở trong khách sạn với người khác, hoặc bức ảnh vợ hoặc chồng nắm tay người khác đi trên đường không thể là bằng chứng để nói người đó ăn ở như vợ chồng với người khác".
Bài báo đã bị cư dân mạng chỉ trích dữ dội, không những vậy, các học giả nghiên cứu pháp luật khẳng định tòa án tỉnh Sơn Đông đã hiểu sai về luật. Theo đó, Giáo sư Zhou Youjun tại Trường Luật thuộc Đại học Beihang ở Bắc Kinh nhận định bài báo đã thể hiện sự lúng túng giữa quyền của những người muốn ly hôn và trách nhiệm của các tòa án Trung Quốc: "Đề nghị được ly hôn là quyền cơ bản của người dân và trách nhiệm của tòa án là quyết định có thông qua ly hôn hay không. Hai chuyện này hoàn toàn khác nhau. Nguyên tắc cơ bản trong luật ly hôn của Trung Quốc là đảm bảo quyền được tự do ly hôn và phản đối những vụ ly hôn vội vàng".
Hiện tại, sau khi tạo ra làn sóng tranh cãi, nhận nhiều chỉ trích mạnh mẽ của dư luận, bài báo trên đã bị gỡ bỏ.
Trước đó, vào tháng 1/2021, Trung Quốc đã thông qua luật cho phép các cặp đôi muốn ly hôn có 30 ngày hạ hỏa. Mục đích của luật này là để cặp đôi có thêm thời gian suy nghĩ chín chắn về quyết định quan trọng trong cuộc đời.
Bình luận