Theo đó, nội dung tăng học phí này đã được nêu ra trong dự thảo Nghị quyết quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2022-2023 tại TPHCM. Nghị quyết được xây dựng theo khung học phí mới theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ vừa được Sở GD&ĐT TPHCM gửi đến các cơ quan, ban ngành liên quan để lấy ý kiến.
Theo dự thảo học phí của các bậc học khác tại thành phố đều tăng so với mức hiện tại chỉ trừ học sinh ở bậc tiểu học không bị thu học phí. Cụ thể:
- Đối với học sinh mầm non: Sẽ tăng mức học phí từ 200.000 đồng/tháng/học sinh như hiện nay lên 300.000 đồng/tháng/học sinh, tăng 100.000 đồng/tháng/học sinh đối với lớp nhà trẻ tại các quận.
>>> Xem thêm: Vì sao mọc chỗ "ngu" lại gây đau đớn nhưng lại được gọi là "răng khôn"?
Ở các huyện, lớp nhà trẻ vẫn sẽ vẫn giữ nguyên học phí là 120.000 đồng/tháng/học sinh.
Với các quận, lớp mẫu giáo sẽ tăng học phí từ 160.000 đồng/tháng/học sinh lên 300.000 đồng/tháng/học sinh, tăng 140.000 đồng/tháng/học sinh.
Các huyện lớp mẫu giáo sẽ không tăng học phí, tức mỗi tháng vẫn 100.000 đồng/học sinh.
- Với nhóm học sinh Trung học cơ sở: Ở bậc trung học cơ sở, giáo dục thường xuyên trung học cơ sở tại các quận sẽ tăng học phí từ 60.000 đồng/tháng/học sinh lên 300.000 đồng/tháng/học sinh, như vậy mức tăng gấp 5 lần so với mức hiện đang áp dụng.
Ở bậc trung học cơ sở, giáo dục thường xuyên trung học cơ sở tại các huyện mức học phí sẽ tăng từ 30.000 đồng/tháng/học sinh lên 100.000 đồng/tháng/học sinh, như vậy mỗi tháng tăng 70.000 đồng/học sinh.
- Trung học phổ thông: Tại các quận học sinh học bậc trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên trung học phổ thông sẽ tăng học phí từ 120.000 đồng/học sinh/tháng lên 300.000 đồng/học sinh/tháng.
Tại các huyện học sinh học bậc trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên trung học phổ thông mức thu sẽ tăng học phí từ 100.000 đồng/học sinh/tháng lên 200.000 đồng/học sinh/tháng.
- Với học sinh ở bậc tiểu học: Các em đang học tại các trường tư thục mà trên địa bàn chưa đủ trường công lập và những đối tượng thuộc diện miễn giảm học phí theo quy định, trong đó ở các quận và thành phố Thủ Đức theo dự kiến sẽ hỗ trợ tiền đóng học phí cho các em học sinh tiểu học là 300.000 đồng/tháng/học sinh, còn tại các huyện là 100.000 đồng/tháng/học sinh.
Về sự chênh lệch mức thu học phí này, Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, nguyên nhân là do trước đây, thành phố luôn duy trì mức học phí thấp, không tăng trong suốt 6 năm qua. Còn với bậc trung học cơ sở, TPHCM áp dụng việc giảm học phí ở bậc trung học cơ sở bắt đầu từ năm 2019, nên bậc học này có sự chênh lệch lớn nhất khi bị đề nghị tăng học phí.
Bên cạnh đó, thành phố mỗi năm đều dành 20% ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục và đào tạo. Nhưng điều này chỉ đảm bảo cơ bản về chế độ cho đội ngũ, tỷ lệ đầu tư cho cơ sở vật chất, hoạt động chuyên môn rất khiêm tốn, ngoài ra còn phải giải quyết từ học phí mới có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển.
Theo dự thảo này, căn cứ vào chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, bắt đầu từ năm học 2023-2024, UBND TPHCM sẽ trình Hội đồng nhân dân thành phố mức thu học phí cụ thể. Nếu được thông qua dự thảo này sẽ áp dụng ngay trong năm học 2022-2023. Theo đó, so với năm trước, năm sau mức thu sẽ tăng không quá 7,5%, không vượt mức trần theo quy định.
Trên địa bàn TP.HCM hiện nay đang có hơn 2.300 trường, trong đó khoảng 1.300 trường công lập, hơn 1.000 ngoài công lập. Ở khối ngoài công lập, khoảng 900 trường mầm non, hơn 100 trường liên cấp, dạy từ tiểu học đến THPT theo chương trình giáo dục phổ thông và trường quốc tế có hơn 20 trường.
Các trường ngoài công lập tổng học phí, phí bán trú hoặc nội trú ở mức 3-10 triệu đồng/tháng, tùy bậc học. Gộp chung các phí khác, mỗi phụ huynh trung bình đóng khoảng 30-100 triệu đồng cho năm học kéo dài 9 tháng.
Bình luận