Từ 1/1/2022 sẽ tăng thêm 7,4% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội

Thanh Lê Đăng lúc: Chủ nhật, 05/12/2021 20:52 (GMT +7)
Theo dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng của Bộ LĐTB&XH, từ ngày 1/1/2022 dự kiến sẽ tăng thêm 7,4%.
Hashtag #Người lao động #Kiến thức cần biết #NEWS #Nóng trên MXH

Tin từ Infonet, theo đề xuất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, một số nhóm đối tượng đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2022 dự kiến sẽ được tăng thêm 7,4% tiền lương.

Trong đó, nhóm đối tượng sẽ điều chỉnh tăng lương hưu cũng như trợ cấp bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm: Các trường hợp đang được hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng trước ngày 1/1/2022; những người đang được hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng từ 1/1/1995 sau khi thực hiện điều chỉnh theo mức chung mà mỗi tháng mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội vẫn dưới 2,5 triệu đồng/người/tháng.

Từ 1/1/2022 sẽ tăng thêm 7,4% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho một số nhóm đối tượng - Ảnh minh họa
Từ 1/1/2022 sẽ tăng thêm 7,4% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho một số nhóm đối tượng - Ảnh minh họa

>>> Xem thêm: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022: Người lao động được nghỉ 9 ngày

Bộ LĐ-TB&XH đã đề xuất mức điều chỉnh chung cho tất cả các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng với mức là 7,4%.

Những người nghỉ hưu trước năm 1995 sau khi điều chỉnh theo mức chung, mà có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng dưới 2.500.000 đồng/tháng sẽ được điều chỉnh tiếp.

Cụ thể, đối với những người có mức hưởng từ 2.300.000 đồng/tháng trở xuống sẽ tăng thêm 200.000 đồng/tháng; Đối với những người có mức hưởng từ 2.300.000 đồng/tháng đến dưới 2.500.000 đồng/tháng, sẽ được tăng lên bằng 2.500.000 đồng/người/tháng.

Về mức lương của người lao động, do ảnh hưởng của Covid-19 trong năm 2020, 2021 nên lương tối thiểu vùng 2021 đã không tăng và hiện vẫn đang được thực hiện theo mức lương công bố tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP.

Theo dự đoán của nhiều chuyên gia, với tình hình dịch bệnh khó khăn như hiện nay, mức lương tối thiểu vùng 2022 cũng sẽ giữ nguyên so với năm 2021. Như vậy, trong năm 2022 nếu không tăng lương tối thiểu vùng thì đây là năm thứ 3 liên tiếp tiền lương của người lao động được giữ nguyên.

Từ 1/1/2022 sẽ tăng thêm 7,4% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội - Ảnh 2

>>> Có thể bạn quan tâm: Vaccine Covid-19 mũi thứ 3 nên tiêm loại nào?

Như vậy, mức lương tối thiểu vùng 2022 là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương cụ thể hằng tháng. Trong đó nếu người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận thì mức lương trả cho người lao động phải bảo đảm các yếu tố như sau:

- Đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất, thì mức lương tối thiểu sẽ không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

- Đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định, thì mức lương tối thiểu phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Hai chính sách mới quan trọng liên quan đến tiền lương giáo viên cần biết Sẽ điều chỉnh tăng lương hưu từ 1/1/2022 3 trường hợp bị cắt lương hưu
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp