Từ 1/7, người dân đi khám bệnh không còn phải ôm cả xấp phiếu khám cũ

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ hai, 05/04/2021 10:53 (GMT +7)
Hồ sơ sức khỏe điện tử sẽ cập nhật các thông tin từ các lần khám ngoại trú của mỗi cá nhân, giúp người dân không phải mang theo xấp phiếu khám cũ gửi bác sĩ.

Theo PGS-TS Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin Bộ Y tế, hồ sơ sức khỏe điện tử (HSSKĐT) sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về bệnh tật, tiền sử bệnh tật, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, giúp mỗi người dân biết và tự quản lý thông tin sức khỏe liên tục, suốt đời.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh mang lại nhiều tiện ích cho người dân. Ảnh Thanhnien
Ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh mang lại nhiều tiện ích cho người dân. Ảnh Thanhnien

HSSKĐT cũng sẽ giúp người thầy thuốc nắm bắt được thông tin bệnh sử của bệnh nhân một cách đầy đủ nhất và nhanh nhất, kết hợp với thăm khám, để có nhận định về sức khỏe của người bệnh toàn diện hơn, chính xác hơn, phát hiện bệnh sớm hơn. Từ đó giúp người bệnh điều trị kịp thời, mang lại hiệu quả điều trị cao hơn, giảm bớt chi phí khám bệnh, chữa bệnh của mỗi người dân.

Đặc biệt, thông tin về sức khỏe của người bệnh sẽ được lưu trữ và thông suốt giữa các tuyến giúp người thầy thuốc chăm sóc sức khỏe cho người dân liên tục, toàn diện theo nguyên lý của y học gia đình tốt hơn.

Ông Tường cũng nhận định, nếu HSSKĐT được thực hiện tốt, quản lý tốt các dữ liệu thì không chỉ nâng cao chất lượng sống cho người dân mà còn là hiệu quả về kinh tế. Bởi vì, bệnh tật (nếu có) của người dân khi thăm khám được phát hiện sớm thì chi phí sẽ giảm.

Liên quan đến vấn đề này, Cục Công nghệ thông tin cho biết, HSSKĐT được triển khai từ 2019 và đến nay đã triển khai tại hơn 50 tỉnh, thành do 3 đơn vị thực hiện đó là: Cục Công nghệ thông tin, Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel và Tập đoàn bưu chính viễn thông VN (VNPT), nhưng chưa kết nối, liên thông.

Do đó Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu, các đơn vị phải phối hợp, đảm bảo HSSKĐT được liên thông từ 1/7 tới.

Theo đó, các nhà cung cấp dịch vụ phải tạo tài khoản, cung cấp mã bảo mật cho người dân, để mỗi cá nhân đều có thể truy cập hồ sơ của mình, cập nhật được dữ liệu cho HSSKĐT của mình.

Cũng theo ông Nam, các lần khám ngoại trú của mỗi cá nhân đều sẽ được cập nhật vào HSSKĐT, với 42 mẫu bệnh án điện tử ngoại trú đã được chuẩn hóa theo quy định của Bộ Y tế.

Đây sẽ là cơ sở để các bác sĩ có thể theo dõi diến biến sức khỏe và từ 1/7, khi đã liên thông và cập nhật dữ liệu, thì những người tái khám ngoại trú sẽ không cần mang theo theo y bạ cũng như giấy tờ hồ sơ khi tái khám.

Từ 1.7 hồ sơ sức khỏe điện tử sẽ liên thông trên cả nước - Ảnh minh họa
Từ 1.7 hồ sơ sức khỏe điện tử sẽ liên thông trên cả nước - Ảnh minh họa

Đáng lưu ý, HSSKĐT cũng sẽ cập nhật các mũi tiêm, thời gian tiêm, các phản ứng ghi nhận sau tiêm... về thông tin vắc xin Covid-19, từ đó để Việt Nam thực hiện “hộ chiếu vắc xin” Covid-19.

Tuy nhiên, với bệnh án điện tử (bệnh án của bệnh nhân nội trú) hiện vẫn do các bệnh viện triển khai riêng vì phức tạp hơn, nên chưa thể cập nhật được cho HSSKĐT.

Thẻ căn cước công dân gắn chip sẽ thay thế những loại giấy tờ gì? Khi làm căn cước công dân nếu nhuộm tóc, trang điểm, ảnh xấu... có được yêu cầu chụp lại? Có cần phải sửa đổi thông tin trên sổ đỏ khi chuyển sang căn cước công dân gắn chíp?
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp