Từ năm học 2021-2022, học sinh lớp 6 sẽ thay thế Lý Hóa Sinh bằng một môn duy nhất

Kelly Tran Đăng lúc: Thứ bảy, 26/06/2021 21:12 (GMT +7)
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ mới ký văn bản gửi các Sở GD-ĐT về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học áp dụng cho năm học 2021-2022.

Theo đó, Chương trình giáo dục phổ thông mới đã có quy định cụ thể về các môn học tích hợp mới là môn Khoa học tự nhiên (gộp 3 môn Lý, Hóa, Sinh) và môn Sử và Địa (gộp môn Sử, Địa) ở bậc THCS. Chương trình sẽ chính thức được áp dụng bắt đầu ở lớp 6 từ năm học 2021 – 2022. Trong đó, Khoa học tự nhiên sẽ là môn học phát triển từ môn Khoa học ở lớp 4, 5 (cấp tiểu học), được dạy ở các lớp 6, 7, 8 và 9, tổng số tiết dạy sẽ là 140 tiết/ năm học. Được biết, đây là môn tự chọn 2 ở các lớp 10 và lớp 11 của THPT.

Từ năm học 2021-2022, học sinh lớp 6 sẽ thay thế Lý Hóa Sinh bằng một môn duy nhất  - Ảnh 1

Bộ GD-ĐT hướng dẫn dạy học ra sao?

Với môn Lịch sử và Địa lý

Bộ GD-ĐT hướng dẫn: Chương trình môn Lịch sử và Địa lý bao gồm phân môn Lịch sử và phân môn Địa lý, mỗi phân môn được thiết kế theo mạch nội dung riêng, các nội dung dạy học liên quan sẽ được bố trí gần nhau để hỗ trợ nhau. Môn lịch sử sẽ có nội dung tích hợp những phần phù hợp của nội dung Địa lý và nội dung Địa lý tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Lịch sử.

Về việc dạy học môn học tích hợp này, theo Bộ GD-ĐT, Hiệu trưởng sẽ căn cứ vào tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường để phân công giáo viên dạy học các nội dung của chương trình phù hợp với năng lực chuyên môn của từng người. Bên cạnh đó, nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giáo viên đáp ứng yêu cầu về chuyên môn đảm nhận việc dạy học toàn bộ chương trình môn học.

Kế hoạch dạy học môn học cũng được xây dựng theo từng phân môn Lịch sử và phân môn Địa lý. Trong đó, mỗi phân môn được bố trí dạy học đồng thời trong từng học kỳ phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên sẽ được thực hiện trong quá trình dạy học theo từng phân môn. Bài kiểm tra, đánh giá định kỳ được xây dựng bao gồm nội dung phân môn Lịch sử và phân môn Địa lý theo tỷ lệ phù hợp với nội dung, cũng như thời lượng dạy học của mỗi phân môn đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.

Từ năm học 2021-2022, học sinh lớp 6 sẽ thay thế Lý Hóa Sinh bằng một môn duy nhất  - Ảnh 2

Với môn Khoa học tự nhiên

Theo văn bản của Bộ GD-ĐT, chương trình môn Khoa học tự nhiên sẽ bao gồm các chủ đề sau: chất và sự biến đổi của chất, vật sống, năng lượng và sự biến đổi, trái đất và bầu trời. Các chủ đề sẽ được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, đồng thời kết hợp ở mức độ nhất định với cấu trúc đồng tâm, cũng như sẽ có một số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình thành các nguyên lý, quy luật chung của thế giới tự nhiên.

Hiệu trưởng cũng sẽ công giáo viên dạy học các chủ đề phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên. Sắp xếp các kế hoạch dạy học phù hợp với logic sắp xếp các chủ đề của chương trình môn học và điều kiện tổ chức dạy học của nhà trường. Căn cứ vào điều kiện thực tế, nhà trường cũng có thể tổ chức dạy học đồng thời các chủ đề trong từng học kỳ, bảo đảm tính khoa học, sư phạm, phù hợp với nội dung môn học.

Về việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong mỗi học kỳ với môn Khoa học tự nhiên sẽ được thực hiện trong quá trình dạy học môn học theo kế hoạch. Bài kiểm tra, đánh giá định kỳ cũng sẽ được xây dựng gồm nội dung của các chủ đề đã thực hiện theo kế hoạch dạy học, đồng thời bảo đảm tỷ lệ phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.

Bí quyết “nhỏ nhưng có võ” giúp các Streamer, Gamer, ITer luôn đảm bảo sức khỏe theo đuổi đam mê HS thi vào lớp 6 trường Ams chỉ được phép có 3 điểm 9 trong 5 năm tiểu học Hà Nội: 7 trường THCS ngừng tuyển sinh hệ song bằng lớp 6
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp