Vì sao có tục lệ hóa vàng ngày Tết?

Hồng Ngọc Đăng lúc: Thứ bảy, 13/02/2021 14:56 (GMT +7)
Theo truyền thống từ xa xưa, sau khi mời tổ tiên về dự 3 ngày Tết, con cháu sẽ sửa soạn đồ lễ làm lễ hóa vàng để tiễn đưa tổ tiên trở về âm cảnh.
Hashtag #Tết Nguyên đán #Tết Nhâm Dần #NEWS #Nóng trên MXH

Tết Nguyên Đán chính là lúc mọi người trở về nhà để sum họp, quây quần sau một năm dài xa nhà. Đây cũng là một ngày lễ quan trọng với người Việt Nam, bởi vậy trong ngày ngày thường có những phong tục tập quán đã được lưu truyền đến tận bây giờ. Nó đã trở thành nét đẹp trong văn hóa ngày Tết. Một trong số đó là tục lệ hóa vàng ngày Tết.

Lễ cúng hóa vàng là gì?

Người Việt ta thường có tục cúng giao thừa để mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết. Sau khi hết 3 ngày Tết, con cháu sẽ làm mâm cơm cúng hóa vàng để tiễn ông bà, tổ tiên về âm cảnh. Tục lệ này còn gọi là lễ hóa vàng hay tiễn ông vải. Có những gia đình sẽ cúng vào ngày mùng 3, có khi mùng 4. Họ làm mâm cơm cúng gia tiên rồi đem bao nhiêu vàng mã đã cúng trong 3 ngày Tết ra hóa. Những người mới mất trong năm qua thì vàng mã sẽ được hóa riêng.

Sau 3 ngày Tết, con cháu sẽ làm mâm cơm cúng hóa vàng để tiễn ông bà, tổ tiên về âm cảnh.
Sau 3 ngày Tết, con cháu sẽ làm mâm cơm cúng hóa vàng để tiễn ông bà, tổ tiên về âm cảnh.

Khi hóa vàng xong, người ta vẩy vào đó mấy giọt rượu cúng trên bàn. Bởi theo tục lệ, có làm như thế mới thiêng, ở cõi âm các cụ mới nhận được và vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ. Ngoài ra, hai cây mía cũng được đem hơ trên đống tàn vàng. Với ý nghĩa là cái đòn để các cụ gánh vàng về cõi âm và là vũ khí chống lại bọn quỷ sứ muốn cướp vàng đi. Trong bữa cơm hóa vàng, con cháu sẽ về tề tựu đầy đủ và sau đó mới chia tay, chấm dứt ngày Tết.

Cách làm lễ hóa vàng ngày Tết

Việc chọn ngày hóa vàng sẽ tùy thuộc vào mỗi gia đình, chủ yếu sẽ từ mùng 3 đến khoảng mùng 10 Tết. Điều quan trọng là phải có lễ tạ gia tiên, gia thần và chư vị thánh thần, phật. Phải có lễ tạ thì tấm lòng của gia chủ mới được người âm chứng giám. Sau khi kết thúc lễ tạ, gia chủ sẽ hóa vàng.

Lễ hóa vàng chủ yếu diễn ra từ ngày mùng 3 đến khoảng mùng 10 Tết.
Lễ hóa vàng chủ yếu diễn ra từ ngày mùng 3 đến khoảng mùng 10 Tết.

Hóa vàng nên được thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ. Tiền vàng của gia thần phải hóa trước sau đó mới hóa tiền vàng, đồ dùng của tổ tiên sau. Theo các chuyên gia văn hóa, vàng mã của người mới mất cần được hóa riêng. Cuối cùng lễ 3 vái, xin gia tiên phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an rồi mới xin phép hạ lễ cho con cháu thụ lộc.

Mâm cơm cúng hóa vàng ngày Tết

Tùy vào điều kiện của từng gia đình mà lễ hóa vàng có thể khác nhau. Nhưng bên cạnh đó vẫn cần phải đảm bảo những món lễ như một mâm cỗ mặn (gồm rượu, thịt, bánh chưng,...); tiền âm phủ, vàng mã mỗi thứ một ít; mâm ngũ quả; hoa tươi; bánh kẹo; hương; trầu cau, thuốc lá và 2 cây mía.

Mâm cơm hóa vàng gia chủ có thể cúng bằng cỗ mặn hay cỗ chay đều được.
Mâm cơm hóa vàng gia chủ có thể cúng bằng cỗ mặn hay cỗ chay đều được.

Gia chủ có thể cúng hóa vàng ngày Tết bằng cỗ mặn hoặc cỗ chay đều được. Nếu cúng mặn không thể thiếu con gà trống. Cỗ với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon và bày biện đầy đặn, trang nghiêm để cúng hóa vàng tiễn tổ tiên sau 3 ngày Tết.

10 bộ phim gia đình hay nhất để xem vào dịp Tết Những câu chúc Tết "trending" cho bạn ghi điểm với mọi người Nhật Bản đưa ngôi chùa đầu tiên lên vũ trụ
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp