Vì sao lại xảy ra hiện tượng sạt lở đất?

VV Đăng lúc: Thứ hai, 19/10/2020 00:20 (GMT +7)
Sạt lở đất có nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là thay đổi thời tiết cực đoan từ hạn hán kéo dài sang mưa lũ.
Hashtag #Sạt lở đất #Sạt lở ở thủy điện Rào Trăng 3 #Sạt lở đất ở Quảng Trị #NEWS #Nóng trên MXH

Sạt lở đất là hệ quả của việc cấu trúc đất đá bị bẻ gãy, khiến cho đất đá tách ra khỏi khối thống nhất và đổ xuống dưới tác động của lực hấp dẫn. Một vụ sạt lở đất diễn ra theo hai hình thức: đột ngột hoặc kéo dài nhiều năm. Sạt lở đất đột ngột xảy ra chớp choáng trong vài chục giây nên người gặp nạn rất khó để xoay xở kịp thời.

Sạt lở đất đột ngột diễn ra chỉ trong vài giây tới vài chục giây, khiến người gặp nạn khó xoay xở.
Sạt lở đất đột ngột diễn ra chỉ trong vài giây tới vài chục giây, khiến người gặp nạn khó xoay xở.

Sạt lở đất xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thay đổi độ dốc của sườn núi đột ngột, sự biến đổi của thảm thực vật tại chỗ, sự suy yếu của đất đá do thời tiết cực đoan. Phổ biến và thường gặp nhất là những trận sạt lở đất do những cơn mưa lũ gây ra khi địa hình trước đó đã phải chịu hạn hán kéo dài. Nhất là tại những vùng đồi núi bị phong hóa, xói mòn nhiều năm, diện tích rừng suy giảm không còn khả năng trữ nước, khi mưa lũ về sẽ khiến địa hình bị tăng áp lực lỗ rỗng, cấu trúc đất đá bị bẻ gãy đột ngột và tạo ra sạt lở.

Sạt lở đất ở Quảng Trị, Huế những ngày qua thuộc nguyên nhân này.

Mùa hè vừa rồi, miền Trung và Tây Nguyên đã trải qua một trận hạn hán kỷ lục. Trong khi năm nay mùa mưa bão tới sớm hơn với cường độ dày hơn và ghi nhân mức lũ kỷ lục tại một số địa phương như Quảng Bình, Quảng Trị, Huế. Hình thái thời tiết cực đoan đã gây ra hàng loạt vụ sạt lở nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người và của, chia cắt giao thông, cô lập nhiều khu dân cư trong mưa bão.

Trước khi xảy ra mưa lũ kỷ lục, miền Trung vừa trải qua một mùa hè hạn hạn kỷ lục.
Trước khi xảy ra mưa lũ kỷ lục, miền Trung vừa trải qua một mùa hè hạn hạn kỷ lục.

Tại Huế, sạt lở đất xảy ra ở Thủy điện Rào Trăng 3 và Trạm kiểm lâm Sông Bồ tiểu khu 67 đã lấy đi tính mạng của 13 cán bộ chiến sỹ, 2 công nhân và 15 công nhân mất tích.

Tại Quảng Trị, chỉ tính riêng trong hai ngày 17 và 18/10, sạt lở đất đã khiến 1 thượng úy hy sinh, 4 cán bộ chiến sỹ mất tích, 7 người dân thiệt mạng và 22 chiến sỹ của sư đoàn 337 bị vùi lấp, trong đó 14 người đã xác nhận tử vong.

Hiện trường vụ sạt lở đất ở sư đoàn 337 tại Quảng Trị.
Hiện trường vụ sạt lở đất ở sư đoàn 337 tại Quảng Trị.

Mưa lũ tiếp tục dồn dập khiến nguy cơ sạt lở đất vẫn rất cao ở các địa phương này.

Trên thế giới, nhiều vụ sạt lở đất thương tâm cướp đi tính mạng cả trăm người cùng lúc đã từng xảy ra tại Myanma và Colombia.

Vụ sạt lở đất ở thị trấn Mocoa, Columbia năm 2017.
Vụ sạt lở đất ở thị trấn Mocoa, Columbia năm 2017.

Hồi đầu tháng 7/2020, vụ sạt lở đất ở mỏ đá quý Hpalant, bang Kachin, Myanmar đã làm ít nhất 130 người thiệt mạng. Năm 2017, vụ sạt lở đất ở thị trấn Mocoa, tỉnh Putumayo, Colombia đã cưới đi tính mạng của gần 300 người, làm bị thương 330 người. Vụ sạt lở cũng biến một thị trấn sầm uất thành bãi bùn hoang tàn.

Vụ sạt lở ở Quảng Trị: Đã tìm thấy thi thể của 11 chiến sỹ sư đoàn 337 Vụ sạt lở ở Quảng Trị: Đã tìm thấy 3 thi thể chiến sỹ sư đoàn 337 Sạt lở đất ở Quảng Trị vùi lấp 20 cán bộ, chiến sĩ: Những hình ảnh đầu tiên Sạt lở ở Rào Trăng 3: Hoãn tìm kiếm người mất tích do mưa quá lớn Sạt lở Rào Trăng 3: Tìm thấy 1 thi thể ở khu vực sạt lở Sạt lở Rào Trăng 3: Tìm thấy toàn bộ thi thể 13 chiến sĩ và cán bộ cứu hộ
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp