Virus Nipah gây chết người ở Ấn Độ là gì? Vì sao nguy hiểm hơn SARS-CoV-2?

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ năm, 09/09/2021 16:46 (GMT +7)
Ấn Độ đang chạy đua để kiểm soát ổ dịch do virus chết người Nipah gây ra. Virus này không liên quan đến SARS-CoV-2 nhưng được đánh giá là nguy hiểm hơn nhiều.
Hashtag #Kiến thức cần biết #NEWS #Nóng trên MXH

1. Virus Nipah là gì?

Theo giới khoa học thì virus Nipah không được xem là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp. Virus này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1990 ở Malaysia. Tại Ấn Độ ca nhiễm Nipah xuất hiện lần đầu vào năm 2001 ở Siliguri, Tây Bengal và khiến ít nhất 45 người tử vong. Đến năm 2018, tại Bang Kerala của Ấn Độ cũng ghi nhận bệnh nhân nhiễm virus Nipah.

2. Cách thức lây lan của virus Nipah

Cách thức lây của virut Nipah tương tự như của virus SARS-CoV-2. Theo đó, Nipah có thể lây truyền từ động vật có thể là dơi hoặc lợn sang người. Hoặc từ thức ăn của động vật mắc bệnh cũng sẽ sang cho người, ngoài ra các nhà khoa học còn phát hiện sẽ lây từ người sang người khi tiếp xúc gần với chất dịch của người bệnh.

Nhân viên y tế Ấn Độ chôn thi thể một người nhiễm virus Nipah ở bang Kerala tháng 5/2018. Ảnh: AP.
Nhân viên y tế Ấn Độ chôn thi thể một người nhiễm virus Nipah ở bang Kerala tháng 5/2018. Ảnh: AP.

Trong đó, loài dơi thuộc họ Pteropodidae chuyên ăn quả chính là động vật chứa mầm bệnh tự nhiên của Nipah. Có khả năng truyền virus sang các động vật khác như lợn, chó, mèo, dê, ngựa và cừu. Nếu người có tiếp xúc gần với virus Nipah cũng sẽ nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với các dịch như nước bọt, nước tiểu của chúng cũng sẽ mắc bệnh. 

3. Triệu chứng do virus Nipah gây ra

Các nhà khoa học cho biết, khi người nhiễm virus Nipah có thể không có biểu hiện hoặc cùng lúc sẽ có nhiều các biểu hiện khác nhau, từ bệnh viêm đường hô hấp cấp tính đến bệnh viêm não khiến tử vong. Trong đó, ở những người có dấu hiệu thì ban đầu sẽ đau cơ, sốt, nhức đầu, đau họng và nôn mửa. Sau đó, sẽ đến các biểu hiện như chóng mặt hoặc các biểu hiện của bệnh thần kinh, lúc này người bệnh đã bị viêm não cấp tính. Bên cạnh đó, nhiều người trong vòng 24-48h đã có dấu hiệu co giật, hôn mê.

Nhân viên y tế tại một khu điều trị cách ly ở bang Kerala, Ấn Độ năm 2019 (Ảnh: CFP).
Nhân viên y tế tại một khu điều trị cách ly ở bang Kerala, Ấn Độ năm 2019 (Ảnh: CFP).

Khi mắc virus Nipah, các nhà khoa học cho biết thời gian ủ bệnh trung bình sẽ từ 4 ngày đến 14 ngày, nhưng cũng có trường hợp ủ bệnh dài nhất lên tới 45 ngày.

4. Vì sao virus Nipah xuất hiện ở Ấn Độ có thể nguy hiểm hơn SARS-CoV-2?

So với virus SARS-CoV-2 thì Nipah ít lây nhiễm hơn nhưng tỷ lệ tử vong cao hơn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết virus Nipah gây ra tỷ lệ tử vong là 40-70%. Còn tỷ lệ tử vong của SARS-CoV-2 khoảng 2%. Sau khi nhiễm virus Nipah khoảng 20% người sẽ sống sót nhưng sẽ để lại di chứng thần kinh như co giật và bị thay đổi về tâm sinh lý kéo dài. Điều đáng nói, hiện vẫn chưa có vaccine cho virus này, mà chủ yếu chỉ hỗ trợ điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ.

Virus Nipah gây chết người ở Ấn Độ là gì? Vì sao nguy hiểm hơn SARS-CoV-2? - Ảnh 3

Liên quan đến việc điều trị bệnh cho những người nhiễm virus Nipah, chuyên gia tư vấn Nội khoa tại Bệnh viện Columbia Asia Hebbal, Bangalore, Ấn Độ bác sĩ Pavithra, cho biết phác đồ chủ yếu là bổ sung nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều và điều trị những biểu hiện bệnh khi chúng xuất hiện.

Do đó, để phòng tránh loại virus này người dân cần thường xuyên rửa tay, tránh tiếp xúc với những người hoặc các loại động vật đang nhiễm bệnh và ăn uống vệ sinh.

Ảnh minh hoạ: Reuters
Ảnh minh hoạ: Reuters

Dù vậy, nói với Straitstimes bác sĩ Fettle chuyên gia hàng đầu của Kerala về H1N1 cho rằng, ở thời điểm hiện tại virus Nipah “không phải là vấn đề đáng lo ngại”, vì sau khi đối diện căn bệnh này vào năm 2018, một quy trình kiểm soát dịch bệnh kiểu mẫu đã được Kerala thiết lập nhằm đối phó với căn bệnh này một cách hiệu quả nhất.

Thuốc Molnupiravir là gì, hiệu quả trong việc điều trị Covid-19 ra sao? Bộ Y tế chấp thuận đưa 2 loại thuốc vào phác đồ điều trị Covid-19 Biến chủng C.1.2 là gì và nguy hiểm ra sao?
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp