Biến chủng C.1.2 là gì và nguy hiểm ra sao?

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ ba, 07/09/2021 13:40 (GMT +7)
Giới khoa học hiện đang quan tâm tới biến chủng C.1.2, vì theo nhiều phân tích nó có các đột biến gene giống với một số biến chủng nguy hiểm khác như Delta.
Hashtag #COVID-19 #NEWS #Nóng trên MXH

1. Biến chủng C.1.2 là gì?

LA Times cho biết, biến chủng C.1.2 được phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi, vào hồi tháng 5, và đến tháng 7 thì giới nghiên cứu Nam Phi chính thức theo dõi sát biến chủng này. Theo các nhà nghiên cứu thì C.1.2 phát triển từ biến chủng C.1 - từng thống trị sự lây nhiễm đầu tiên ở Nam Phi.

Theo báo cáo được đăng trên MedRxiv, chủng này vào tháng 5 chỉ chiếm 0,2% trong số 1.054 bộ gene được nhóm chuyên gia ở Nam Phi giải mã. Nhưng chỉ sau 1 tháng, trên 2.177 mẫu gen được phân tích C.1.2 đã có mặt trong 1,6%. Đỉnh điểm, trong số 1.326 mẫu giải trình tự gene được giới chuyên gia phân tích thì có tới 7.2%  là của biến chủng C.1.2.

Nhân viên y tế đánh giá sức khỏe của một F0 tại Johannesburg, Nam Phi. Ảnh: Michele Spatari/AFP.
Nhân viên y tế đánh giá sức khỏe của một F0 tại Johannesburg, Nam Phi. Ảnh: Michele Spatari/AFP.

2. Biến chủng C.1.2 nguy hiểm ra sao?

Về tốc độ gia tăng của chủng này, các nhà nghiên cứu đánh giá là tương đương với biến chủng Delta và Beta khi 2 chủng này hiện tại Nam Phi. Các nhà khoa học cũng cho biết, hiện nay C.1.2 đã lan từ châu Phi sang các nước châu Á, châu Đại Dương và cả châu Âu. Cụ thể, chủng này hiện nay đã có mặt ở Congo, Botswana, Mauritius, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, New Zealand, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học ở Nam Phi thì biến chủng C.1.2 có một “bộ sưu tập” các đột biến rất đáng lo ngại và học cảnh báo rằng chính những đột biến này có thể gia tăng sự lây lan của nCoV hoặc giúp chúng trốn được vaccine Covid-19.

Biến chủng C.1.2 chưa được WHO đưa vào danh sách biến chủng đáng quan ngại/biến chủng cần quan tâm. Ảnh: Reuters.
Biến chủng C.1.2 chưa được WHO đưa vào danh sách biến chủng đáng quan ngại/biến chủng cần quan tâm. Ảnh: Reuters.

Liên quan đến C.1.2, tiến sĩ Stuart Ray của Trường Y Đại học Johns Hopkins -  nhà miễn dịch học, người chuyên nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm, và nhà virus học Ramon Lorenzo-Redondo, thuộc Đại học Northwestern, Mỹ, lại cho rằng hiện tại chúng ta nên cẩn trọng với biến chủng này nhưng chưa cần quá lo lắng.

Đồng quan điểm này, không ít các chuyên gia trên thế giới cũng cho rằng, hiện còn quá sớm để có thể đưa ra kết luận rằng, biến chủng C.1.2 có kháng được hay không kháng được vaccine Covid-19. Do đó, cần thời gian để tiếp tục theo dõi, nghiên cứu và phân tích rồi mới có thể đưa ra kết luận chính xác được.

Biến chủng C.1.2 là gì và nguy hiểm ra sao? - Ảnh 3

Tổ chức Y tế Thế giới WHO hiện đang xếp các biến chủng được phát hiện thành 2 nhóm, trong đó có nhóm VOIs - nghĩa là những biến chủng đáng quan tâm gồm Eta, Iota, Kappa, Lambda, Mu và nhóm VOCs - nghĩa là những biến chủng đáng quan ngại gồm Delta, Beta, Gamma, Alpha.

Căn cứ để xếp biến chủng vào các nhóm là dựa trên khả năng lây lan, khả năng gây bệnh hoặc khả năng làm giảm hiệu quả của vaccine của chúng. WHO cho biết, C.1.2 hiện vẫn chưa được đơn vị xếp vào loại nào. 

Thuốc Molnupiravir là gì, hiệu quả trong việc điều trị Covid-19 ra sao? Bộ Y tế chấp thuận đưa 2 loại thuốc vào phác đồ điều trị Covid-19 Biến chủng Mu là gì?
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp