Virus gây bệnh Covid-19 khiến hơn 3 triệu người chết đã biến đổi hơn 6.600 lần

Kelly Tran Đăng lúc: Thứ hai, 10/05/2021 19:53 (GMT +7)
Virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã trải qua hơn 6.600 lần biến đổi protein để tồn tại và "giết chết" hơn 3 triệu mạng người.

Theo tờ Straits Times dẫn lời Tiến sĩ Sebastian Maurer-Stroh, Giám đốc Viện Tin học - Sinh học Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu (A*Star) Singapore, cho hay chủng virus này rất dễ biến đổi và có thể làm tăng khả năng sống sót cho virus, giúp chúng tồn tại lâu hơn và đôi khi áp đảo phiên bản gốc.

Điển hình như đột biến D614G - bắt đầu tăng mạnh vào tháng 2 năm ngoái - hiện xuất hiện trong tất cả các mẫu virus biến thể. Vì biến thể này trở nên phổ biến, nó đã được đặt thành một nhóm riêng: nhóm G. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định rằng mặc dù nhóm G đã làm tăng khả năng lây nhiễm của virus song không gây bệnh nặng hơn, cũng như không ảnh hưởng đến chẩn đoán, điều trị hay hiệu quả của vaccine.

Đáng chú ý, nhóm G này và các nhánh phụ – trong đó có nhánh GRY được đặt tên cho biến thể B.117 của Anh vào tháng 7/2020 đã hoàn toàn có thể thay thế chủng virus ban đầu xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Virus gây bệnh Covid-19 khiến hơn 3 triệu người chết đã biến đổi hơn 6.600 lần - Ảnh 1

Được biết, để đủ điều kiện là một biến thể đáng lo ngại (VOC), virus đột biến phải có ít nhất một trong các tiêu chí sau: lây truyền dễ dàng hơn, gây bệnh nặng hơn, làm giảm đáng kể sự trung hòa bởi các kháng thể hoặc làm giảm hiệu quả điều trị, vaccine hoặc chẩn đoán.

Tiến sĩ Maurer-Stroh cho biết may mắn hiện tại chỉ có ba biến thể đáng lo ngại. Tuy nhiên, một số biến thể đáng quan tâm (VOI) dường như có những đặc điểm của VOC, nhưng vẫn chưa có đủ bằng chứng chứng minh. Hai biến thể lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ và đang làm tăng mạnh về số ca bệnh trong tháng qua cũng nằm trong số VOI hiện nay. Mặc dù số ca mắc và tử vong ở Ấn Độ đang tăng lên nhưng WHO chưa phân loại hai biến thể VOI tại đây là VOC do chưa nắm chắc được thông tin chúng chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong làn sóng Covid-19 này.

Cũng theo Tiến sĩ Maurer-Stroh - người tham gia thu thập và phân tích những thay đổi đối với bộ gen của virus SARS-CoV-2 trong nền tảng chia sẻ dữ liệu Gisaid - cho biết tính từ tháng 12/2019 đã xảy ra hơn 6.600 đột biến protein kể từ khi chủng virus này xuất hiện.

Virus gây bệnh Covid-19 khiến hơn 3 triệu người chết đã biến đổi hơn 6.600 lần - Ảnh 2

Nói về hiệu quả của vacine đối với các biến chủng, giáo sư Ooi Eng Eong của Trường Y Duke-NUS, người đang tham gia phát triển vaccine mRNA, khẳng định là chắc chắn có. Ông cho hay nhiều nghiên cứu giữa những người đã tiêm chủng phát hiện rằng vaccine mRNA cũng có khả năng ngăn ngừa lây nhiễm các biến thể VOC khác nhau. "Ít nhất bốn báo cáo đã chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm biến thể của Covid-19 có triệu chứng mạnh là dưới 1% ở những người được tiêm chủng", ông nói.

Bên cạnh đó, ông cũng giải thích thêm rằng vaccine không chỉ tạo ra kháng thể mà còn kích hoạt phản ứng miễn dịch trong cơ thể, qua đó sản xuất tế bào T tiêu diệt cả virus và tế bào bị nhiễm bệnh. Chúng sẽ không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong protein đột biến.

TP.HCM: Ghi nhận 3 ca nghi nhiễm Covid-19 trên tàu neo đậu tại Nhà Bè Cử tri không may nhiễm Covid-19 sẽ thực hiện việc bầu cử thế nào? Trưa 10/5: Bộ Y tế ghi nhận 32 ca Covid-19, có đến 31 ca cộng đồng
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp