Trong buổi thảo luận tại chỗ về dự án Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) diễn ra vào chiều qua 31/5, có đại biểu Quốc hội cho rằng, hiện nay bạo lực tinh thần có thể gây ra những tổn thương rất lớn, có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng không phải hành vi nào cũng dễ nhận ra, thậm chí có những hành vi không nghĩ là bạo lực gia đình nhưng chính là biểu hiện của bạo lực khi gây ra những tổn thương, khủng hoảng tâm lý, tinh thần cho đối phương, do đó cần đưa vào Luật Phòng chống bạo lực gia đình.
>>> Xem thêm: Đâu là tư thế ngủ tốt nhất? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ
Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (đoàn Long An) nêu quan điểm rằng, nếu người chồng đi làm về nhưng im lặng, không nói gì cả, hoặc suốt ngày khen hàng xóm xinh đẹp, chu đáo; rồi "giận cá chém thớt", giận dỗi vô cớ với vợ... thì đây cũng là hành vi bạo lực gia đình.
Cụ thể bà Dung nói: “Những điều này làm cho đối tượng bị tác động khủng hoảng về mặt tâm lý". Cũng theo bà Dung, văn hóa người Việt xưa nay vốn “không muốn vạch áo cho người xem lưng” nên việc phòng chống bạo lực gia đình khó khả thi và hiệu quả do vậy, những hành vi này cần đưa vào luật.
Đồng quan điểm rằng bạo lực tinh thần gây tổn thương rất lớn, có thể âm ỉ cả đời, để lại nhiều hệ quả rất nguy hiểm, đại biểu Lê Minh Nam (Hậu Giang) còn đưa ra ví dụ, bố mẹ đôi khi chỉ cần khen bạn của con, so sánh bạn của con cũng làm con bức xúc do vậy hành động này cũng có thể được xem là bạo lực gia đình... Hoặc chồng khen vợ hàng xóm xinh nhưng không bao giờ khen vợ một câu, vợ ép chồng kiếm nhiều tiền... cũng dễ gây tổn thương cho đối phương.
Chính vì vậy, để kiểm soát và điều chỉnh hết hành vi nguy hiểm này nhiều đại biểu đề nghị ban soạn thảo quan tâm, nghiên cứu bổ sung thêm quy định về hành vi bạo lực gia đình làm tổn hại đến sức khỏe tinh thần.
Bình luận