Mỗi khi cần động viên nhau lúc khó khăn, người Việt thường nói: "Ai giàu ba họ, ai khó ba đời". Với hàm ý rằng: Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Vậy tại sao giàu có không được kéo dài mãi?
Người xưa quan điểm, vạn vật trong thế giới đều biến đổi không ngừng. Giàu và nghèo cũng vậy. Nếu ai đó tích lũy nhiều hơn, cần kiệm hơn thì tự nhiên sẽ có phú quý và được hưởng thụ nó. Còn nếu 1 người không chăm chỉ làm ăn, chỉ lo hưởng thụ nhiều hơn, thì tự nhiên có giàu tới mấy của cải cũng vơi dần, cũng sẽ tới lúc bần cùng.
Bên cạnh đó, khi cha mẹ giàu có, con cái dễ sinh tâm lý lười nhác, chỉ thích hưởng thụ thay vì lao động, tiền bạc vì thế cũng dần tiêu tan. Còn khi cha mẹ nghèo khó, con cái có ý chí phấn đấu mà làm nên nghiệp lớn, tiền bạc vì thế dần tích tụ.
>>> Xem thêm: Thai nhi làm gì trong bụng mẹ suốt 9 tháng 10 ngày? Ngủ, mơ và đi tè
Thế nên, với người giàu có, nếu như không biết nỗ lực hơn nữa, cũng như sống ác, sống không thẳng thắn, trung thực thì dù họ có giàu sang tới đâu cũng không thể bền mãi. Vì suốt cuộc đời, chắc chắn ai cũng trải qua rất nhiều biến động. Chính những biến động và thay đổi ấy có thể khiến bạn từ 2 bàn tay trắng làm nên sự nghiệp hay được hưởng lộc từ cha mẹ để lại. Tuy nhiên nếu tới đời sau, con cái bạn không chăm chỉ làm ăn, không thành thực, tiết kiệm thay vào đó lại ăn tiêu hoang phí, chỉ biết hưởng lạc thì gia nghiệp có giàu sang cỡ nào sớm muộn cũng lụi tàn.
Nguyên nhân gây nên điều đó chính là từ bản chất con người. Bởi nếu bạn sống mà không tích đức, không chú trọng vào giáo dục, không giữ tâm trong sáng, không dạy con cháu về luật nhân quả thì dù có giàu có tới đâu mà không biết cách gìn giữ cơ nghiệp của tổ tiên thì chẳng có gì là mãi bền lâu.
Người xưa cũng có câu nói: “Vương hầu tương tương, trữ hữu chủng hồ”, với hàm ý răn đe mọi người rằng dù là ai hay thậm chí là Vương Hầu cũng vậy. Không phải trời sinh ra là đã có địa vị cao quý, thay vào đó nếu là người bình thường nhưng biết cố gắng, làm nhiều việc thiện, tích được đại đức thì luôn có cách để thay đổi được vận mệnh. Ngược lại, người mà trời sinh đã trong 1 gia đình giàu có sung sướng nhưng chỉ biết phóng túng bản thân, thì tới lúc hết phúc rồi cũng sẽ trở nên nghèo khổ mà thôi.
Chính vì vậy, cổ nhân cũng dạy rằng: “Phúc bất tận hưởng”, hàm ý là phúc không nên hưởng hết, thay vào đó phải luôn bồi đắp, vì khi phúc đã hưởng hết thì họa tất sẽ tìm đến.
Bình luận