10 dấu hiệu ung thư máu ở trẻ nhỏ

Ngọc Khánh Đăng lúc: Thứ năm, 10/12/2020 12:49 (GMT +7)
Sốt kéo dài, đau xương, khớp, bụng chướng, chảy máu cam… là dấu hiệu của nhiều bệnh thông thường nhưng cũng có thể là biểu hiện cảnh báo bệnh ung thư máu.

Theo kết quả khảo sát gần đây tại Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Thái Nguyên và Huế, tỉ lệ mắc mới nhiều loại ung thư ở Việt Nam đang ngày càng tăng. Trong số đó, ung thư máu chiếm vị trí hàng đầu về ung thư trẻ em ở hầu khắp các vùng. 

Để kịp thời phát hiện và điều trị căn bệnh ung thư máu, chuyên gia chỉ ra những dấu hiệu điển hình bất thường mà người chăm sóc trẻ cần nhận biết.

Ung thư máu ở một bệnh nhi.
Ung thư máu ở một bệnh nhi.

Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân

Trẻ có dấu hiệu sốt kéo dài không rõ nguyên nhân; trẻ bị ra mồ hôi nhiều, đặc biệt là vào ban đêm.

Trẻ hay bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng thường xuyên, dai dẳng là một trong những biểu hiện của ung thư máu. Biểu hiện của nhiễm trùng do ung thư máu là: ho, sốt, chảy nước mũi... và tình trạng này sẽ không hề thuyên giảm dù dùng thuốc kháng sinh.

Xuất hiện các vết bầm tím trên da hoặc bị chảy máu mũi

Trẻ con thường hiếu động nên việc bị bầm tím do va đập lung tung là điều bình thường nhưng nếu trên người trẻ xuất hiện các vết bầm tím hoặc vết ban đỏ không rõ nguyên nhân hoặc trẻ bị chảy máu mũi thường xuyên thì rất có thể đây chính là biểu hiện ung thư máu ở trẻ em. Hiện tượng này xảy ra do khả năng đông máu kém do số lượng bạch cầu tăng cao, chèn ép tiểu cầu và hồng cầu.

Trẻ bị thiếu máu da xanh xao

Ung thư máu khiến lượng bạch cầu tăng cao và hồng cầu suy giảm, mà hồng cầu lại có chức năng đưa oxy đi khắp cơ thể, khi hồng cầu bị thiếu, trẻ sẽ bị hoa mắt, chóng mặt, da tái nhợt xanh xao, thở dốc...

Trẻ bị khó thở

Sở dĩ trẻ mắc ung thư máu bị khó thở là bởi các tế bào bạch cầu phát triển mạnh có thể tập trung ở quanh tuyến ức, gần khu vực cổ khiến trẻ cảm thấy khó thở.

Sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân

Trẻ bị ung thư máu thường bị các tế bào ung thư tích tụ trong dạ dày và lá lách, khiến ruột sản xuất ít dịch tiêu hóa. Đây là nguyên nhân khiến trẻ không cảm thấy thèm ăn khiến trẻ bị sụt cân, cơ thể yếu ớt.

Đau bụng, trướng bụng

Các tế bào bạch cầu có thể tích tụ trong gan và lá lách, làm cho các cơ quan này lớn hơn. Điều này có thể nhận thấy là bụng đầy hoặc sưng lên. Các xương sườn dưới thường bao phủ các cơ quan này, nhưng khi chúng to ra, bác sĩ thường có thể sờ thấy chúng. 

Hạch bạch huyết sưng to

Khi trẻ bị ung thư máu, các hạch bạch huyết ở khu vực cổ, dưới cánh tay, bẹn sẽ bị sưng to, cứng do tích tụ nhiều tế bào bạch cầu.

Đau nhức xương khớp

Máu thường được sản xuất trong tủy xương nhưng khi bị ung thư máu, lượng hồng cầu bị suy giảm do bạch cầu tăng cao, sự tích tụ quá mức của bạch cầu sẽ chèn ép, tác động lên các mô xương gây đau nhức.

Sưng mặt và cánh tay

Tuyến ức phì đại có thể đè lên tĩnh mạch chủ trên SVC, đây là một tĩnh mạch lớn đưa máu từ đầu và cánh tay về tim. Điều này có thể làm cho máu "trở lại" trong các tĩnh mạch. Đây được gọi là hội chứng SVC. Nó có thể dẫn đến sưng ở mặt, cổ, cánh tay và phần trên ngực, đôi khi có màu da hơi xanh.

Các triệu chứng cũng có thể bao gồm đau đầu, chóng mặt và thay đổi ý thức nếu nó ảnh hưởng đến não. Hội chứng SVC có thể đe dọa đến tính mạng nên cần được điều trị ngay. 

Trẻ thiếu tiểu cầu dễ chảy máu cam.
Trẻ thiếu tiểu cầu dễ chảy máu cam.

Hầu hết các triệu chứng ở trên có nhiều khả năng được gây ra bởi một cái gì đó khác ngoài bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải được bác sĩ kiểm tra những triệu chứng này để có thể tìm ra nguyên nhân và điều trị nếu cần.

Khả năng điều trị và hiệu quả

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị ung thư khá hiệu quả, có thể kéo dài tuổi thọ cho trẻ.

Điều trị bằng hóa chất là phương pháp điều trị phổ biến dành cho trẻ em hiện nay, ngay cả khi bệnh ở giai đoạn cuối vẫn cho hiệu quả cao. Hiện thuốc điều trị ung thư được đưa vào danh mục chi trả của bảo hiểm. Để điều trị ổn định bệnh cho một bệnh nhi, cần không dưới 20-30 triệu đồng.

Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Liêm, tại các nước tiên tiến trên thế giới, tỷ lệ bệnh nhân bạch cầu cấp có thể chữa khỏi từ 80 – 85%. Tại Việt Nam, dựa theo kết quả điều tra của Bệnh viện Nhi trong 5 năm qua, kết quả điều trị đạt khoảng 60 – 62%.

Việc điều trị cho bệnh nhi ung thư máu phụ thuộc nhiều vào thể ung thư và thời gian phát hiện bệnh sớm hoặc muộn. Tuy nhiên, theo thống kê của Khoa Ung bướu cho thấy, hầu hết bệnh nhân đến khám khi bệnh đã nặng (thiếu máu, xuất huyết…), thậm chí, có bệnh nhi tới viện khi các tế bào ác tính đã di căn sang bộ phận khác của cơ thể.

Khả năng điều trị ung thư máu.
Khả năng điều trị ung thư máu.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là tâm lý của trẻ và gia đình. Phụ huynh cũng không nên quá hoang mang, lo lắng, hãy trao đổi và chia sẻ với bác sĩ để hiểu rõ hơn về tình hình sức khỏe và quá trình điều trị của con em mình. Đừng vì cả tin mà bỏ dở điều trị, đi theo những lời khuyên hay phương pháp thiếu cơ sở khoa học và không có đích đến. Bởi để chiến thắng ung thư, không có phương pháp nào ngoài y học hiện đại và chính tâm lý lạc quan của người bệnh”, TS. Đỗ Huyền Nga chia sẻ với báo Sức khỏe và Đời sống.

Bị tiểu đường có nhất định phải kiêng trái cây ngọt? Nóng đến 50 độ, Ấn Độ đau đầu cách bảo quản vaccine Covid-19 ở âm 70 độ Nữ sinh bị đánh sau va chạm giao thông: Lúc đó máu trên đầu em chảy nhiều
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp