Theo các chuyên gia về tâm lý và nhi khoa, hiện nay có không ít bậc cha mẹ quan niệm rằng con trẻ cần nhiều chất dinh dưỡng hơn nên hoặc là thiết kế những thực đơn cầu kỳ cho con ăn một mình... hoặc là tranh thủ cho con ăn trước để bé có thời gian ăn được nhiều món hơn.
Nhưng ít ai biết rằng, khi thói quen này được hình thành lâu dần trẻ sẽ có tâm lý không muốn ăn cơm cùng cha mẹ. Từ đó sẽ dẫn tới hệ quả trẻ trước mắt đó là trẻ không biết được ý nghĩa của một bữa cơm gia đình. Về lâu dài trẻ sẽ có những thói quen không tốt, bởi theo các chuyên gia thì ăn cơm với cha mẹ không đơn thuần chỉ là ăn. Thay vào đó khi ngồi ăn cùng gia đình, trẻ sẽ học được những kỹ năng cần thiết, những bài học giá trị khác.
>>> Xem thêm: Sau kỳ nghỉ Tết, Hà Nội mưa rét, TP.HCM oi nóng
1. Trẻ tự lập hơn
Cha mẹ nên cho con ăn cùng và có thể cho con tham gia chuẩn bị cho bữa ăn như đi chợ, lên thực đơn hoặc nấu ăn... vì đây là cách đơn giản nhất để dạy con tự lập hơn. Đồng thời hình thành thói quen cho trẻ đó là phụ đỡ làm công việc nhà một cách tự giác. Hơn nữa trẻ sẽ có tâm lý học cách bày biện các món ăn đẹp mắt hơn, từ đó, tích cực tập luyện để có được những món mình ưng ý.
Hơn nữa khi ăn cơm cùng gia đình, trẻ sẽ biết quan tâm đến sở thích của các thành viên trong gia đình, trẻ biết cách chia sẻ, bày tỏ tình cảm với cha mẹ, người thân thông qua từng bữa ăn. Bên cạnh đó còn giúp trẻ học cách chi tiêu hợp lý và lựa chọn thực phẩm phù hợp với bản thân cũng như người thân của mình.
2. Trẻ học tốt hơn ở trường
Theo nghiên cứu những đứa trẻ khi ăn cùng cha mẹ sẽ được điểm cao hơn những đứa trẻ ăn một mình. Các chuyên gia lý giải, nguyên nhân có thể là do bữa ăn cùng gia đình sẽ có nhiều giá trị dinh dưỡng hơn, đa dạng hơn và do đó, cung cấp nhiều vitamin hơn. Hơn nữa, khi ăn và cùng nhau thảo luận các vấn đề ở trường sẽ khuyến khích trẻ xử lý các vấn đề một cách tốt hơn, hiệu quả và phù hợp hơn.
3. Lòng tự tôn của trẻ được nâng cao
Ăn cùng gia đình sẽ giúp trẻ có được cảm giác thân thuộc. Đồng thời giúp các bé tập trung vào cuộc trò chuyện và ăn uống có ý thức hơn từ đó sẽ vui hơn rất nhiều. Ngoài ra đây cũng là cơ hội để trể nâng cao lòng tự trọng vì trẻ nhận được sự giao lưu cơ bản, cần thiết.
Từ đó sẽ giúp các bé giảm nguy cơ trầm cảm khi vào độ tuổi thanh thiếu niên vì khi ăn cùng gia đình sẽ giúp trẻ cởi mở dễ dàng hơn. Do đó khi cho bé ăn cùng, để con thích ăn và kích thích trẻ ăn nhiều hơn, cha mẹ thường sẽ thiết kế những bữa cơm vừa ngon mắt vừa ngon miệng cho bé yêu. Do đó, con sẽ gặt hái được những bài học thiết thực hơn trong cuộc sống.
4. Giữ nét truyền thống văn hóa người Việt
Người Việt Nam có thói quen mời mọi người dùng cơm trước khi ăn, theo thứ tự mời nngười lớn tuổi trước, nhỏ tuổi sau. Hoặc để dành phần đồ ăn cho người vắng mặt, do đó khi chung mâm với người lớn trẻ sẽ biết cách để dành thức ăn bằng sự tôn trọng của mình và có sự nhường nhịn nhau các món ăn.
Lúc nhỏ khi trẻ được chứng kiến cảnh “kính trên nhường dưới” như thế, trẻ cùng sẽ có cách cư xử với mọi người hợp lý hơn, và có ý thức trách nhiệm với gia đình hơn khi trưởng thành.
Bình luận