4 Thói quen tưởng như vô hại nhưng lại đang "đầu độc" tình yêu của bạn

duongduong Đăng lúc: Thứ ba, 25/07/2023 16:21 (GMT +7)
Đôi khi trong tình yêu ta “vô tình” tạo ra những thói quen xấu khiến mối quan hệ đi xuống mà không hề nhận ra điều đó
Nguồn: Internet
Nguồn: Internet

Bạn có cảm thấy mệt mỏi khi phải cãi vã suốt ngày với người yêu của mình không? Cảm thấy bất an khi ở trong mối quan hệ hiện tại? Hay bạn cảm thấy rằng sau mỗi chuyện xảy ra, người ấy đều lặp lại những gì mà bạn không mong muốn?

Đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại những thói quen độc hại mà có thể chúng ta hoặc người yêu của mình đang mắc phải, và làm thế nào để điều chỉnh chúng. Một mối quan hệ bền vững cần sự chân thành, tôn trọng và lắng nghe nhau, nhưng đôi khi, chúng ta có thể tự ý thức hoặc không ý thức tạo ra những hành động tiêu cực ảnh hưởng đến tình yêu và hạnh phúc chung.

Thay vì tiếp tục cãi vã và thất vọng trong mối quan hệ, hãy tìm hiểu và nhìn nhận những thói quen độc hại mà chúng ta và người yêu của mình đang thể hiện.

Mối quan hệ độc hại là gì?

Nguồn: Internet
Nguồn: Internet

Mối quan hệ độc hại - toxic relationship là mối quan hệ mà hai bên chìm đắm trong sự ích kỉ và đặt cái tôi lên trên tất cả trong mọi vấn đề

Trong mối quan hệ độc hại, có một sự thiếu cân bằng trong việc đưa và nhận tình cảm, sự tôn trọng và hỗ trợ giữa hai bên. Thường xuyên xuất hiện những tình huống tiêu cực, cãi vã, tranh cãi, ghen tuông, xấu hổ, hay lờ đi nhu cầu và quan điểm của đối phương. Mối quan hệ độc hại có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực đến cả hai bên, như cảm giác bị áp đặt, thiếu tự tin, lo lắng, cảm thấy bất an và không hạnh phúc.

Khi đã nhận biết được những dấu hiệu trên, bạn cần xác định xem liệu mình có đang ở trong một mối quan hệ độc hại hay không hay chính bản thân bạn có đang thực thi sự “độc hại” đó? Bạn cần biết rằng một mối quan hệ lành mạnh cần có đủ ba yếu tố đó là tin tưởng, tôn trọng và yêu thương.

4 thói quen độc hại trong tình yêu mà nhiều người nghĩ là lành mạnh:

Trong tình yêu, chúng ta thường có xu hướng tự đặt cho mình rất nhiều ngoại lệ và quyền hạn chỉ vì đang yêu. Chúng ta có thể nghĩ rằng vì yêu, ta có quyền làm điều này, điều kia, và thiết lập những giới hạn, thậm chí là luật riêng cho mối quan hệ của mình. Tuy nhiên, đôi khi những quyết định này lại biến tình yêu của chúng ta thành một phiên bản độc hại với nhiều sự tổn thương, khó chịu và cảm giác kìm nén.

Dựa dẫm vào nửa kia

Nguồn: Internet
Nguồn: Internet

Trong tình yêu, dựa dẫm là một điều tốt và cũng thể hiện tình cảm gắn kết và sự chăm sóc của cả hai người dành cho nhau. Sự dựa dẫm là một cách thể hiện vô cùng dễ thương và khiến nửa kia dễ dàng “tan chảy” nhưng chỉ khi điều đó được áp dụng ở một mức độ “vừa phải”. Khi quá dựa vào người khác trong mối quan hệ tình yêu có thể dẫn đến nhiều vấn đề và rủi ro không tốt cho cả hai bên. Dựa vào người khác quá mức có thể khiến bạn mất đi sự độc lập và tự chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình. Thay vì tự xây dựng và phát triển bản thân, bạn có thể tự đặt quá nhiều kỳ vọng và nghĩ rằng mình chịu sự kiểm soát của người khác khi bạn đang tự áp đặt điều đó vào chính bản thân mình. Ngoài ra, quá dựa vào người khác cũng có thể khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin và tự giác, điều này có thể tạo ra cảm giác khó chịu và căng thẳng, dẫn đến xung đột và không hòa hợp trong mối quan hệ. hãy học cách tôn trọng và yêu thương đối tác, đồng thời giữ vững sự độc lập và tự chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình.

Không thẳng thắn

Nguồn: Internet
Nguồn: Internet

Đôi khi chúng ta thể hiện mong muốn của mình nhưng lại không thẳng thắn nói ra vấn đề đó khiến câu chuyện đi theo một hướng khác và có thể đối phương sẽ hiểu nhầm ý của chúng ta. Cách nói theo kiểu “gợi ý” đôi khi cũng dễ thương và lém lỉnh nhưng trong vài trường hợp thì không. Đặc biệt là trong tình huống hai người thật sự cần trao đổi nghiêm túc về một vấn đề gì đó với nhau. Nhiều trong chúng ta có xu hướng thích gợi ý, lảng tránh hoặc đưa ra những lời nhận xét mang tính tích cực thụ động để tránh xung đột hơn là thẳng thắn và trung thực. Điều này thường xảy ra khi chúng ta sợ gây ra sự khó chịu hoặc xung đột với người khác, và muốn duy trì một môi trường hòa nhã và thoải mái. Nhưng cuối cùng, bạn chỉ mang đến cảm giác khó chịu vì đối phương cứ phải dò hỏi và đoán ý của bạn.

Mong muốn giải quyết tất cả các vấn đề

Nguồn: Internet
Nguồn: Internet

Mong muốn giải quyết tất cả mọi vấn đề là một thái độ rất tự nhiên và chân thành trong mối quan hệ. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải vấn đề nào cũng có thể giải quyết ngay lập tức hoặc hoàn toàn. Đôi khi, chúng ta cần chấp nhận rằng có những vấn đề mà chúng ta không thể thay đổi hoặc giải quyết ngay lập tức. Thay vì cố gắng giải quyết tất cả mọi vấn đề, chúng ta nên học cách tập trung vào những vấn đề quan trọng nhất và ưu tiên giải quyết chúng. Hãy dành thời gian để lắng nghe và hiểu nhau, tìm hiểu nguyên nhân và cách thức giải quyết một cách hợp tác và tôn trọng nửa kia. Ngoài ra, hãy nhớ rằng trong mối quan hệ, việc tạo ra sự cân bằng và thỏa thuận là rất quan trọng. Đôi khi, chúng ta cần chấp nhận sự khác biệt và học cách sống chung với những điểm khác biệt đó.

Luôn “dính” lấy nhau

Nguồn: Internet
Nguồn: Internet

Ban đầu khi ở trong mối quan hệ, chúng ta luôn mong muốn được “dính” lấy người yêu 24/7 và cảm thấy hạnh phúc với điều đó nhưng về lâu dài điều đó sẽ khiến mối quan hệ của bạn mau chán hơn và chúng ta lại quay lại điều thứ nhất - luôn dựa dẫm và đối phương. Một mối quan hệ trưởng thành đòi hỏi chúng ta nên có những mối quan hệ riêng bên ngoài như gặp gỡ bạn bè, người thân, đối tác hay dành thời gian cho sở thích riêng để phát triển bản thân. "Khoảng trời riêng" cũng là thứ giúp cân bằng lại con người bạn, giúp bạn có thể dành thời gian cho bản thân và không đánh mất mình.

Dĩ nhiên, khi yêu, chúng ta luôn muốn dành thật nhiều thời gian bên người mình yêu thương và cảm thấy không thể nào đủ. Tuy nhiên, cũng là lúc chúng ta cần tỉnh táo và nhận ra rằng việc gặp gỡ liên tục có thể ảnh hưởng đến sự tự do và sự cân bằng trong cuộc sống.

Mối quan hệ ngọt ngào không nên giết chết khoảng thời gian của bạn để nghỉ ngơi và bảo vệ bản thân. Việc dành thời gian cho bản thân, bồi đắp cho tâm hồn và gặp gỡ bạn bè cũng rất quan trọng để duy trì mối quan hệ lành mạnh.

Thời gian và trưởng thành sẽ giúp mối quan hệ phát triển và lớn mạnh hơn. Không nên mắc kẹt trong giai đoạn đầu của tình yêu mãi mãi, vì chúng ta cần thời gian để hiểu và cảm nhận đối tác. Đôi khi, khi ta đáp ứng nhu cầu gặp gỡ của người khác quá nhiều, ta có thể đánh mất chính mình và cảm thấy mệt mỏi.

Vương Sở Nhiên - “Tiểu Lưu Diệc Phi” hot nhất xứ Trung hồi nhỏ ra sao mà lọt top tìm kiếm Nhân viên đột nhập xoá dữ liệu sau khi bị đuổi việc đặt ra câu hỏi lớn về văn hoá đi làm của GenZ Thế nào là trưởng thành? Sống và làm việc như Gen Z: Một cái nhìn sâu sắc vào thế hệ trẻ năng động 10 điểm ứng xử: vợ chồng Huyn Bin - Son Ye Jin tặng thịt bò hảo hạng cho hàng xóm, lí do gây bất ngờ
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp