Đặc sản Sóc Trăng có 5 món này: món số 3 đến Tây cũng mê mẩn

Tuệ Chi Đăng lúc: Thứ ba, 21/03/2023 10:49 (GMT +7)
Đặc sản Sóc Trăng không chỉ có bánh pía, bún nước lèo… mà còn có những món đặc biệt này.
Hashtag #Du lịch miền Tây #Đặc sản miền Tây #LIFESTYLE #Ăn sung uống sướng

1. Bún nước lèo

Bún nước lèo là một món ăn khá phổ biến ở các tỉnh miền Tây. Tuy nhiên bún nước lèo Sóc Trăng có hương vị đặc biệt hơn hẳn nhờ được kết hợp từ ẩm thực của 3 dân tộc là Kinh, Hoa và Khmer. Sẽ không quá lời nếu nói nước lèo chính là “linh hồn” của món bún này và được nấu ra từ mắm, sả, ngải bún (một loại củ giống nghệ nhưng có màu đậm hơn).

Không chỉ sử dụng loại mắm cá sặc phổ biến ở Sóc Trăng, người Khmer thường sử dụng mắm bò hóc để nấu. Ngoài nước lèo ngọt thanh thì bún nước lèo còn được ăn cùng các nguyên liệu khác như thịt heo quay xắt miếng, thịt cá lóc, tôm luộc… và nhiều loại rau thơm, rau sống. 

Đặc sản Sóc Trăng có 5 món này: món số 3 đến Tây cũng mê mẩn - Ảnh 1

2. Bánh pía

Bánh pía là một trong những món đặc sản thường được du khách mua về làm quà khi đến Sóc Trăng. Những miếng bánh pía nhỏ nhắn thơm mùi sầu riêng thường gồm có 2 phần là phần nhân đậu xanh ngọt béo và vỏ bánh được xếp lại từ nhiều lớp vỏ da mỏng, mềm. Ngoài nhân sầu riêng thì người ta còn chế biến thêm nhiều loại nhân khác như hạt sen, khoai môn… và một quả trứng muối bùi béo. 

Đặc sản Sóc Trăng có 5 món này: món số 3 đến Tây cũng mê mẩn - Ảnh 2

3. Bún gỏi dà

Bún gỏi dà được chế biến bằng các nguyên liệu khá giống với món gỏi cuốn như bánh tráng, thịt ba chỉ, bún, rau sống… Tuy nhiên thay vì cuốn lại để chấm cùng nước tương hột xay thì người ta sẽ cho tất cả các nguyên liệu vào bát, chan nước cùng và rưới lên một chút tương hột xay. Khi ăn, họ sẽ trộn đều rồi lấy đũa và thức ăn như khi ăn cơm. Vì cách phát âm của người Nam Bộ nên chữ “và” thường được đọc thành “dà”nên món bún này được gọi bằng cái tên nghe lạ tai “bún gỏi dà”.

Đặc sản Sóc Trăng có 5 món này: món số 3 đến Tây cũng mê mẩn - Ảnh 3

4. Bánh cống

Sở dĩ món bánh này có cái tên độc đáo như vậy là do người ta thường sử dụng những chiếc “cống” có hình dáng giống cốc cà phê, cao tầm 10cm để chiên bánh. Nguyên liệu để làm bánh cống khá đơn giản như bột gạo, đậu xanh, đậu nành, thịt heo, tôm và hành tím.

Đầu tiên, người ta sẽ mang đậu xanh đi xay mịn rồi trộn cùng bột gạo để tạo thành lớp vỏ bánh. Sau đó các nguyên liệu sẽ được cho lần lượt vào cống chiên theo thứ tự: hỗn hợp bột gạo - đậu nành, đậu xanh đã ngâm mềm, thịt heo xèo thơm và phủ thêm một lớp bột. Đặc biệt, mỗi chiếc bánh sẽ được cho vào 1, 2 con tôm và chiên chín vàng trong chảo dầu nóng. Bánh cống thường được ăn kèm các loại rau sống và chấm cùng nước mắm chua ngọt để hấp dẫn hơn.

Đặc sản Sóc Trăng có 5 món này: món số 3 đến Tây cũng mê mẩn - Ảnh 4

5. Hủ tiếu cà ri

Hủ tiếu cà ri là một món ăn quen thuộc và nổi tiếng của người dân thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Thay vì sử dụng thịt heo hay thịt gà để nấu món này, người ta lại dùng thịt vịt xiêm để chế biến món hủ tiếu cà ri. Nhờ được nêm nếm vừa phải với những bí quyết riêng, món hủ tiếu cà ri ở Sóc Trăng có mùi thơm dịu, vị đậm đà, beo béo nhưng không bị ngán. Sợi hủ tiếu ở đây cũng là loại sợi nhỏ, có độ dai vừa phải. Món hủ tiếu cà ri Sóc Trăng thường được ăn kèm giá đỗ và các loại rau sống. 

Đặc sản Sóc Trăng có 5 món này: món số 3 đến Tây cũng mê mẩn - Ảnh 5
5 ngôi chùa Khmer nổi tiếng Sóc Trăng, chỉ cần đứng vào là có ngàn góc sống ảo đẹp 5 điểm du lịch nổi tiếng Sóc Trăng, số 4 là điểm check-in “không góc chết”, đẹp như đến Thái Lan Cách làm bún gỏi dà chuẩn vị Sóc Trăng, món ăn hấp dẫn đổi gió cho cơm nhà
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp