Sóc Trăng nổi tiếng là vùng đất giao thoa của ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, chính vì vậy mà ẩm thực nơi đây cũng có nhiều nét độc đáo và đặc trưng so với các tỉnh miền Tây khác. Một trong những nét đặc sắc có thể nhắc đến là những loại bánh đặc sản, hãy cùng 2Đẹp điểm danh 6 loại bánh đặc sản “mê quên lối về” của Sóc Trăng nhé.
Bánh in
Mặc dù những nguyên liệu để làm ra một chiếc bánh in khá dễ tìm như: gạo nếp, nước cốt dừa, đường cát, đậu xanh nhưng để hoàn thành chiếch bánh này, người dân Sóc Trăng đã phải chế biến bằng khá nhiều công đoạn tỉ mỉ.
Gạo nếp để làm bánh được phơi qua nắng rồi mới đem rang ở lửa vừa phải cho đến độ chín thích hợp. Đây là công đoạn hết sức quan trọng để cho ra đời một chiếc bánh ngon, vì vậy người làm bánh phải rất cẩn thận và tỉ mỉ. Sau khi rang xong, gạo được mang đi xay nhuyễn rồi trộn với đường cát, nước cốt dừa rồi nén chặt trong khuôn. Khi lật ngược khuôn, gõ nhẹ vào khuôn một chút là bạn đã có trong tay những chiếc bánh in trắng phau, đẹp mắt.
Bánh ống
Có thể coi bánh ống là một trong những món bánh dễ tìm thấy nhất ở Sóc Trăng. Sở dĩ loại bánh này có tên là bánh ống do bột gạo xay nhuyễn đã tẩm lá dứa được đổ vào những chiếc ống tre. Sau đó xẻ một đường ở thân bánh và rắc thêm chút đường, đậu phộng xay nhỏ và muối mè.
Bánh được đem đi hấp cách thuỷ khoảng 2 phút, nhờ vào những nguyên liệu dân dã mà bánh vừa có mùi thơm của lá dứa, lại pha chút mằm mặn của muối mè và ngọt ngào béo ngậy của đường, dừa nạo. Chính vì có mùi vị đặc biệt này mà bánh ống được cả người lớn lẫn trẻ con yêu thích.
Bánh Pía
Luôn nằm trong danh sách những món đặc sản nổi tiếng nhất của tỉnh Sóc Trăng, sẽ thật đáng tiếc nếu bạn đến thăm tỉnh miền Tây này mà không thưởng thức món bánh Pía. Bánh Pía là sự kết hợp một cách khéo léo các nguyên liệu đơn giản như đậu xanh, sầu tiêng, bột mì, lòng đỏ trứng muối….
Bánh Pía nổi tiếng với kết cấu nhiều lớp, trong đó có lớp vỏ bánh mềm mại, nhân bánh thơm lừng mùi sầu riêng và bùi bùi của trứng muối. Bánh không quá mềm hay bở mà có độ dẻo vừa phải, khi ngậm trong miệng sẽ lan toả vị ngọt mà không tan ngay. Nếu là một người hảo ngọt, chắc chắn bạn sẽ “mê mệt” món bánh này.
Bánh gừng
Đây là một loại bánh truyền thống của người Khmer, thường được làm vào những dịp lễ Tết hay hội hè. Sở dĩ bánh có tên gọi như vậy là do hình dáng bánh khá giống củ gừng. Bánh gừng được làm từ các nguyên liệu như: gạo nếp, trứng gà, chanh tươi và một vài loại gia vị.
Bánh sau khi được nặn sẽ mang đi chiên vàng, rồi lăn qua một lớp đường cát đã được đun sền sệt. Bánh gừng Sóc Trăng có vị béo ngậy của trứng và vị ngọt thơm của đường, ngoài ra bánh cũng hấp dẫn nhiều người với vị giòn tan trong miệng khi ăn.
Mè láo
Gây ấn tượng nhờ tên gọi đặc biệt, loại bánh này có nguồn gốc từ người Hoa di cư sang nước ta. Loại bánh này thoạt nhìn thì tưởng bên trong sẽ đặc ruột, chắc nịch, thế nhưng chỉ cần cắn thử một miếng, bạn sẽ thấy bánh xốp mịn và ruột bên trong khá rỗng, chính cảm giác như bị lừa này đã khiến loại bánh này có tên gọi bánh láo, bánh nói láo.
Mè láo có lớp vỏ cứng, vị giòn rụm tan trong miệng, thế nhưng ruột bánh lại xốp mịn và thơm ngọt. Chính hai cảm giác đối lập nhưng hài hoà này đã đem đến sự thú vị khi ăn mè léo là làm cho chiếc bánh ngon một cách rất riêng.
Bình luận