5 sai lầm khi sơ chế nấm mà 90% người Việt mắc phải

Huyền Nguyễn Đăng lúc: Thứ năm, 18/03/2021 14:06 (GMT +7)
Nấm là nguyên liệu lý tưởng cho các món ăn, tuy dễ nấu nhưng nếu mắc phải những sai lầm khi sơ chế nấm dưới đây sẽ khiến món ăn giảm độ ngon mất một nửa đấy nhé
Hashtag #Mẹo nấu ăn #Công thức nấu ăn #LIFESTYLE #Ăn sung uống sướng

Xét về hàm lượng dinh dưỡng, nấm được xem như món ăn bổ dưỡng bậc nhất. Nhiều chuyên gia cho rằng, hàm lượng dinh dưỡng của nấm còn cao hơn thịt và hàm lượng chất xơ ngang bằng hoặc cao hơn cả rau. Đồng thời, trong nấm cũng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tự nhiên, tốt cho sức khỏe. Vì vậy, nấm thường xuyên xuất hiện trong các món ăn, từ súp gà nấm đông cô, nấm kim châm ăn lẩu hay nấm rơm nấu cháo...

Tuy dễ chế biến nhưng cách sơ chế nấm đúng cách thì không phải ai cũng biết. Dưới đây, 2 Đẹp đã tổng hợp 5 sai lầm cơ bản mà các bà nội trợ thường mắc phải khi sơ chế nấm và cách khắc phục.

1. Ngâm nấm bằng nước muối là sạch?

Nhiều người cho rằng, nấm tương tự như rau, chỉ cần ngâm nấm trong nước muối là có thể rửa sạch bụi bẩn và các chất độc hại. Tuy nhiên, thực tế thì nước muối không lợi hại đến vậy. Ngược lại, nếu ngâm nấm bằng nước muối đôi khi còn ảnh hưởng đến chất lượng của chúng. 

Không nên ngâm nấm bằng nước muối.
Không nên ngâm nấm bằng nước muối.

Lý do đưa ra là nấm chứa khoảng 80%-90% lượng nước. Khi ngâm trong nước muối sẽ khiến chúng bị mất nước, mặn và át mùi hương đặc trưng của nấm. Cách đơn giản nhất là bạn chỉ nên rửa sơ chúng và không quá 20 giây mỗi lần. Sau đó, đặt nấm lên giấy ăn để thấm bớt nước và cắt nấm sau khi đã rửa sạch.

2. Nấu nấm trên lửa to hay lửa nhỏ

Tùy theo từng loại nấm và cách chế biến mà bạn để chế độ lửa khác nhau. Tuy nhiên, nếu chưa biết cách kiểm soát nhiệt độ, hãy nấu nấm trên lửa vừa bởi nếu lửa quá nhỏ sẽ khiến nấm tiết ra nhiều nước, còn lửa quá to sẽ khiến chúng dễ bị khô và dai. 

Chỉ nên để lửa vừa khi chế biến nấm.
Chỉ nên để lửa vừa khi chế biến nấm.

Thông thường, thời gian để làm chín nấm là từ 7 đến 10 phút. Sau đó, bạn có thể nêm nếm gia vị vừa ăn. Lưu ý nho nhỏ là nấm có vị ngọt đặc trưng, vì vậy bạn không nên cho thêm các chất tạo ngọt để món ăn có hương vị tự nhiên nhé. 

3. Đảo nấm liên tục

Hẳn nhiều chị em nội trợ nghĩ rằng khi nấu nấm thì đảo liên tục, càng nhiều càng tốt vì sẽ khiến món ăn nhanh chín. Tuy nhiên, đây lại là hành động hết sức sai lầm bởi việc đảo liên tục sẽ khiến nấm tiết ra nhiều nước hơn. Do đó, bạn sẽ phải tăng nhiệt độ hoặc nấu lâu hơn để nước bốc hơi hết. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hương vị của nấm cũng như cấu trúc của món ăn. Tốt nhất là bạn chỉ nên lật mặt còn lại khi phần nấm phía dưới đã săn lại và chuyển màu. 

Tránh đảo nấm liên tục.
Tránh đảo nấm liên tục.

4. Không quan tâm đến kích thước chảo

Chảo nào chẳng được, miễn là đựng hết nguyên liệu là đủ. Điều này đúng, nhưng không nên áp dụng trong khi chế biến nấm. Bạn nên lựa chọn chảo có kích thước lớn để đảm bảo diện tích tiếp xúc tối đa, khi đó nhiệt độ trong nấm sẽ tiết ra ít và quá trình bay hơi nhanh hơn. Nếu nấm được xếp chồng lên nhau thì chúng sẽ tiết ra nhiều nước, kết quả là món nấm áp chảo ngon lành sẽ dễ dàng biến thành món nấm luộc ngay lập tức.

Bạn nên lựa chọn chảo có kích thước lớn khi làm nấm áp chảo.
Bạn nên lựa chọn chảo có kích thước lớn khi làm nấm áp chảo.

5. Thái nấm thành những lát mỏng

Việc thái nấm thành những lát mỏng chỉ nên áp dụng khi bạn làm pizza thôi nhé. Cứ nghĩ rằng thái nấm càng mỏng sẽ càng ngon, càng thấm gia vị hơn nhưng thực chất là khiến chúng mất đi hương vị ban đầu do mất nước. Vì vậy, bạn nên thái nấm thành những miếng có độ dày khoảng 1-1,5cm để món ăn trở nên ngon miệng hơn. 

Thái lát quá mỏng đôi khi sẽ ảnh hưởng đến hương vị của món ăn.
Thái lát quá mỏng đôi khi sẽ ảnh hưởng đến hương vị của món ăn.
Bí quyết làm sạch cát của ốc móng tay để ăn không bị sạn 5 mẹo sơ chế thực phẩm và tận dụng hay giúp mẹ Việt nhàn tênh khi vào bếp Mẹo chọn bơ sáp ngon, đừng ham quả to mà lại phí tiền!
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp