Hải sản là một loại thực phẩm có chứa hàm lượng protein, axit béo, omega 3, canxi, kẽm,... cực tốt cho sức khỏe của cả người lớn lẫn trẻ em. Tuy nhiên, hải sản cũng có mặt trái của nó, đó là 1 trong 20 thực phẩm dễ gây ra tình trạng ngộ độc và dị ứng nhất.
Để xảy ra điều này là do có nhiều người không biết đến các nguyên tắc khi thưởng thức hải sản, dễ gây ra các triệu chứng nhẹ thì nổi mề đay, mẩn ngứa, còn nặng thì là tiêu chảy, nôn mửa, khó thở, tụt huyết áp,... Vậy những điều cần tránh khi ăn hải sản là gì? Cùng đi tìm hiểu nhé!
Ở trong hải sản có chứa rất nhiều asen pentavenlent. Đây là một chất rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu như kết hợp với các thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao thì lại gây ra phản ứng ngược. Lúc này, asen pentavenlent sẽ nhanh chóng chuyển hóa qua asen trioxide (thạch tín), gây ra tình trạng ngộ độc thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Trong hải sản có chứa lượng purine và trong quá trình cơ thể trao đổi chất, sẽ hình thành nên axit uric. Và nếu như axit uric bị dư thừa sẽ gây ra bệnh gout hay những bệnh lý khác. Nếu như vừa ăn hải sản, lại vừa uống bia sẽ khiến cho tốc độ sinh trưởng axit uric một cách nhanh hơn. Nếu điều này diễn ra thường xuyên có thể gây ra các bệnh về xương khớp, viêm khớp, gây hại cho sức khỏe.
Có nhiều gia đình hay có thói quen sẽ ăn hoa quả tráng miệng ngay khi vừa mới kết thúc bữa ăn. Thế nhưng ở trên thức tế, các nhà chuyên gia đã đánh giá đây là điều không hề tốt. Bởi vì, ở trong trà có chứa một lượng acid tannic, khi được kết hợp cùng với một lượng canxi chứa ở trong hải sản sẽ tạo ra canxi không hòa tan, tạo nên kích ứng cho hệ tiêu hóa.
Chưa hết, điều này cũng gây ra những triệu chứng khác như buồn nôn, đau bụng, nôn mửa và nặng hơn là dẫn đến chứng sỏi thận. Vậy nên thời gian tốt nhất để ăn hoa quả, uống trà sau khi ăn hải sản là sau 2 tiếng trở lên nhé.
Vốn dĩ, hải sản đã là loại thực phẩm có tính hàn cao. Chính vì thế, tốt nhất là bạn không nên ăn kèm hải sản với những loại thực phẩm có tính hàn cao khác, ví dụ như rau muống, dưa hấu, dưa chuột, lê,... hoặc những thức uống như nước lạnh, đồ uống có gas vì sẽ dễ cảm thấy triệu chứng khó tiêu, đau bụng, khó chịu trong người.
Hải sản là loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, giàu protein. Nên khi những loại thực phẩm này bị chết hoặc được bảo quản ở nhiệt độ thường thì sẽ nhanh chóng bị rất nhiều các loại vi khuẩn xâm nhập vào. Khi ăn, người thưởng thức sẽ rất dễ bị bệnh.
Đối với một số những loại hải sản như cá thu, cá ngừ, vi khuẩn còn có thể biến thịt cá trở thành chất độc (chất histamin) gây nóng bừng, đỏ da, đau đầu, khó thở, gây ngộ độc. Do đó, nếu đã xác định ăn hải sản, đừng ham rẻ ăn đồ không tươi mà dễ ôm bệnh vào người.
Những loại hải sản đông lạnh sẽ thích hợp để chiên, xào hơn là hấp, luộc. Bởi vì sau một khoảng thời gian dài lưu trữ, vi khuẩn sẽ dần xuất hiện, lượng protein sẽ mất đi nhiều và hương vị tươi ngon cũng không con giữ được như ban đầu nữa.
Hải sản vốn là thực phẩm chứa nhiều thành phần bổ dưỡng, cần thiết để cung cấp cho sức khỏe của cả người lớn và trẻ em. Mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ nắm được 6 nguyên tắc vàng để tránh được những tác dụng phụ khi thường thức các loại thực phẩm hải sản cùng với gia đình của mình nhé.
Bình luận