9 sự khác biệt giữa thói quen ăn uống phương Đông và phương Tây

Bun Bun Đăng lúc: Thứ tư, 29/09/2021 08:36 (GMT +7)
Mỗi quốc gia, mỗi châu lục khác nhau sẽ tạo nên thói quen ăn uống khác nhau dựa trên thói quen, văn hoá của nơi đó.
Hashtag #Văn hóa ẩm thực #Ẩm thực thế giới #LIFESTYLE #Ăn sung uống sướng

Có nhiều cách ăn uống khác nhau trên khắp thế giới. Các nền văn hóa khác nhau, đặc biệt là văn hóa phương Đông và phương Tây, có cách ăn uống, nấu nướng và phục vụ thực phẩm khác nhau. Khi nhắc đến ẩm thực phương Đông hay Châu Á, chúng ta thường nghĩ đến những món ăn có nguồn gốc từ khu vực châu Á, có thể là cơm và bún. Khi chúng ta nói đến ẩm thực phương Tây, chúng ta thường nghĩ đến các món ăn như bánh mì, khoai tây và mì ống. Điều đó nói lên rằng có vô số các món ăn khác nhau giữa các nền văn hóa khác nhau, nền ẩm thực khác nhau.

Những truyền thống và khuôn mẫu lâu đời thường ảnh hưởng đến cách chúng ta ăn, dùng bữa và uống. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống của chúng ta được hình thành đơn giản bởi cách ăn uống và các loại thực phẩm mà chúng ta quen thuộc và thoải mái.

1. Dụng cụ ăn uống

Ăn bằng dĩa và thìa là chuẩn mực trong các nền văn hóa phương Tây, và ăn bằng dao khi một miếng thịt ngon được phục vụ cũng vậy.  

Ảnh minh họa / Internet
Ảnh minh họa / Internet

Trong khi người dân châu Á thường chỉ sử dụng đũa để ăn, đũa có thể dùng làm mọi việc từ gắp, xé thức ăn tới và cơm hoặc đối với người Ấn Độ họ sẽ chỉ ăn bằng tay. 

Ảnh minh họa / Internet
Ảnh minh họa / Internet

2. Kỹ thuật nấu ăn

Hấp, luộc và xào là những phương pháp nấu ăn phổ biến của các nước châu Á. Trong khi nhiều món ăn phương Tây lại chuộng phương pháp chiên hoặc nướng. Đáng chú ý, trong văn hóa châu Á các món ăn thường được phục vụ khi còn ấm hoặc nóng và hiếm khi sống hoặc lạnh (sashimi hoặc sushi là ngoại lệ). Mặt khác, salad, sữa chua và phô mai là những món ẩm thực “lạnh” phổ biến của nhiều người phương Tây.

3. Sắp xếp bàn ăn và chỗ ngồi

Ăn uống tại bàn tròn là điều phổ biến trong các nền văn hóa châu Á vì nó khuyến khích sự gần gũi, chia sẻ của mọi người khi ngồi chung trong một bàn. Dùng bữa tại bàn tròn, mọi người có thể nhìn thấy nhau, điều này khuyến khích mọi người trò chuyện và kết nối với nhau. Nếu không sử dụng bàn tròn thì cũng sử dụng mâm tròn để xếp thức ăn lên trên như trong văn hóa ẩm thực Việt.

>> Xem thêm: 20 quy tắc ứng xử trên mâm cơm Việt

Ảnh minh họa / Internet
Ảnh minh họa / Internet

Trong khi đó ở nền văn hóa phương Tây ăn uống trên bàn chữ nhật phổ biến hơn. Người ta có cơ hội trò chuyện với từng người khi ngồi cạnh nhau, khuyến khích việc trò chuyện với người bên cạnh hoặc ngay trước mặt họ.

Ảnh minh họa/ Internet
Ảnh minh họa/ Internet

4. Chia sẻ món ăn và ăn riêng lẻ

Trong văn hóa châu Á, hầu hết các món ăn được thiết kế để dùng chung với cơm hoặc mì. Cơm và mì được dùng kèm với các món ăn khác. Trên một bàn ăn sẽ có cơm, ba đến bốn món mặn, món canh được đặt ở giữa bàn, mọi người đều có thể thử mọi thứ và điều này đồng nghĩa với đức tính chia sẻ và đồng đều trong văn hóa Á Đông.

Ảnh minh họa/ Internet
Ảnh minh họa/ Internet

Trong khi đó ở các nước phương Tây, thường sẽ chia khẩu phần ăn cho từng người và mọi người sẽ tự thưởng thức phần ăn của mình. 

Ảnh minh họa/ Internet
Ảnh minh họa/ Internet

5. Cân bằng và đa dạng trong món ăn

Ở các nước phương Tây thường sẽ có món khai vị, món chính, món ăn kèm và món tráng miệng. Các món ăn được dọn ra lần lượt, ăn hết món này tới món khác. Trong khi đó ở các nước châu Á, tất cả các món ăn trong bữa sẽ được dọn ra cùng lúc và được ăn kèm với nhau. Ẩm thực châu Á tập trung vào việc tối ưu hóa bữa ăn cho việc tiêu hóa, phù hợp với quan niệm âm dương hơn là nhồi nhét cho bản thân cảm thấy no.

>> Xem thêm: 10 quy tắc ứng xử chuẩn chỉnh trên bàn ăn

6. Kích thước của các phần ăn

Phần ăn trong ẩm thực phương Tây có nhiều thức ăn hơn trên mỗi khẩu phần. Bữa sáng có thể là ăn nhẹ và các bữa trưa, bữa tối sẽ ăn nhiều hơn. Trong khi đó ở ẩm thực phương Đông, bữa sáng cũng thường được phục vụ các món có thể ăn no để bắt đầu một ngày làm việc. Các món ăn được chia nhỏ và lượng ăn sẽ tùy thuộc vào khả năng ăn của từng người.

7. Đồ uống

Uống đồ uống có cồn vào bữa tối và thỉnh thoảng vào bữa trưa là điều khá phổ biến trong ẩm thực phương Tây. Rượu hoặc bia sẽ được dùng kèm trong lúc ăn. Trong khi đó ở mâm cơm của người Châu Á trà ấm thường là thức uống đầu tiên được cung cấp khi dùng bữa. Điều thú vị là nước thường không được phục vụ với các món ăn châu Á vì nó được cho là gây khó chịu cho dạ dày.

Ảnh minh họa/ Internet
Ảnh minh họa/ Internet

8. Hương vị

Món ăn châu Á đậm đà và có hương vị hơn so với các món ăn phương Tây. Bởi trong quá trình chế biến, người châu Á sử dụng khá nhiều các loại gia vị để tạo mùi hương cho món ăn như bột ngũ vị hương, giấm, đường, rượu nấu ăn, hành, gừng, tỏi… So với cách nấu ăn của người châu Á, món ăn phương Tây có thể “nhạt nhẽo” hơn. Họ thường giữ nguyên hương vị tự nhiên của món ăn và khi phục vụ có thêm các loại sốt để ăn kèm.

>> Xem thêm: Đơn giản mà tốn cơm như mâm cơm mùa hè của người miền Bắc

9. Món tráng miệng

Trái cây là một lựa chọn tráng miệng phổ biến trong ẩm thực châu Á. Trong khi đó người phương Tây sẽ thường sử dụng các loại bánh ngọt, kem để kết thúc bữa ăn của mình.

Khám phá 4 khu chợ ẩm thực nhiều món ăn ngon "quên lối về" ở Hải Phòng Kaiseki ryori, loại hình ẩm thực tinh tế gắn liền với trà đạo Nhật Bản 5 món ăn biểu tượng của ẩm thực Hàn Quốc xuất hiện trong mọi bộ phim
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp