5 loại bánh cheesecake ngon trên khắp thế giới bạn nhất định phải thử
- Bun Bun
- Đăng lúc: Thứ bảy, 29/05/2021 18:31 (GMT +7)
Từ Bờ Đông nước Mỹ đến Châu Âu và Nhật Bản đây là những món bánh phô mai mà những tín đồ của cheesecake nhất định phải thử.
Như chúng ta đã biết bánh cheesecake có xuất xứ tại Mỹ. Từ một tiệm bánh nhỏ chỉ có bánh phô mai bây giờ nó trở thành món tráng miệng quen thuộc trong thực đơn ăn tối của các nhà hàng trên khắp nước Mỹ không những vậy có hơn 200 nhà hàng Cheesecake Factory từ Alabama đến Wisconsin.
Và không những vậy, ngày nay bánh cheesecake đã có nhiều phiên bản và biến thể khác nhau từ Bờ Đông nước Mỹ đến Châu Âu và Nhật Bản đây là những món bánh phô mai mà tín đồ của nó cần phải thử ngay khi có thể.
Bánh cheesecake New York
Bánh phô mai New York khác biệt với các công thức làm bánh khác. Ngoài việc sử dụng cream cheese, thợ làm bánh còn thêm kem chua hoặc kem tươi có phần trăm chất béo cao vào nhân bánh, thậm chí người ta còn có thể cho thêm lòng đỏ trứng vào để món ăn thêm đậm đà. Phần nhân dày, mịn như nhung này sau đó được cho vào lớp vỏ bánh quy giòn được làm từ bánh quy nghiền vụn, đường, bơ và một chút muối.
Khi ăn chiếc bánh cheesecake béo ngậy này như tan trong miệng cùng với sự giofn rụm của đế bánh mang đến trải nghiệm khó quên cho thực khách.
Bánh cheesecake kiểu Đức
Thật khó để tìm hiểu chính xác cội nguồn của bánh cheesecake kiểu Đức, vì công thức này được cho rằng đã phát triển qua nhiều thời kỳ. Nhiều người cho rằng công thức bánh cheesecake kiểu Đức có từ những năm 1600.
Thay vì sử dụng cream cheese, nhân bánh được làm bằng quark, một loại phô mai tươi, chưa chín với một phần sữa đông lại, cùng với trứng, sữa và đường. Theo truyền thống, bánh được nướng trong một lớp vỏ bột mì mỏng. Một biến thể khác của bánh phô mai kiểu Đức là kết hợp kem phô mai với gelatin thay vì nướng. Các loại quả mọng hoặc trái cây cũng có thể thêm vào nhân bánh.
Bánh cheesecake ở Chicago
Nguồn gốc của bánh phô mai ở Chicago được cho là gắn liền với ông Eli Schulman, chủ một nhà hàng nổi tiếng địa phương. Schulman đã mở một số quán ăn thành công ở Chicago trong vài thập kỷ tiếp theo, bao gồm cả Eli's Cheesecake World vào năm 1996.
Schulman không phải là chủ nhà hàng Chicago duy nhất phục vụ món bánh phô mai làm món tráng miệng trong nhà hàng của mình, Nhưng những cải tiến công thức của ông đã giúp cho món bánh cheesecake này gây được ấn tượng mạnh khi đưa nó ra giới thiệu tại buổi khai mạc “Taste of Chicago” vào năm 1980.
Sau thành công này, Eli Schulman đã mở một cửa hàng tráng miệng độc lập và 20.000 chiếc bánh phô mai nướng mỗi ngày. Bí quyết làm nên những chiếc bánh nóng hổi có tiếng của Eli's Cheesecake Company là kem phô mai được nuôi cấy chậm và thêm kem chua.
Bánh phô mai Nhật Bản
Nếu bánh pho mát của Chicago nổi tiếng là mềm mịn, thì Nhật Bản có thể được gọi là món bánh phô mai ấn tượng về độ bông xốp và kết cấu tinh tế. Lính Mỹ đã mang bánh cheesecake đến Nhật Bản sau Thế chiến thứ hai. Tuy nhiên, nó không được thương mại hóa cho đến những năm 1960, khi vua bánh kẹo Tomotaro Kuzuno phát hiện ra käsekuchen, hay bánh phô mai Đức, khi đi du lịch ở Berlin.
Chuỗi cửa hàng bánh Rikuro Ojisan đã giúp truyền bá công thức trong khi địa điểm hàng đầu của Uncle Tetsu ở Fukuoka là một trong những cơ sở đầu tiên ở Nhật Bản thu hút được nhiều người ủng hộ món tráng miệng vào những năm 1990.
Một số yếu tố góp phần tạo nên độ xốp đặc trưng của bánh phô mai Nhật Bản chính là lòng trắng và lòng đỏ trứng được đánh riêng, giống như bánh chiffon và được nướng cách thủy. Phần còn lại là khá chuẩn theo công thức bánh phô mai cơ bản: Có kem phô mai, bơ, đường và kem đánh bông, mặc dù bánh phô mai Nhật Bản có lượng đường ít hơn hơn các loại bánh phô mai khác.
Basque cheesecake
Gazta tarta, một loại bánh pho mát từ vùng Basque ở phía bắc Tây Ban Nha, là một trong những món tráng miệng có lớp vỏ được cho là trông như bị cháy. Nguồn gốc chính xác của nó không được lưu lại trong lịch sử như nhiều loại bánh pho mát châu Âu khác.
Vùng Basque của Tây Ban Nha không còn xa lạ với các món tráng miệng làm từ sữa trứng, nhưng món bánh pho mát đặc biệt này đã được phục vụ tại La Viña trong khoảng ba thập kỷ. Nó được phát minh ra không lâu sau khi phô mai kem Philadelphia đến khu vực này vào những năm 1970.
Mẹo để làm món bánh pho mát gần như cháy của La Viña, hiện được phục vụ trong các nhà hàng từ khắp Xứ Basque, là nướng bánh ở nhiệt độ cao trong thời gian ngắn. Điều này khiến phần trung tâm của bánh nóng chảy và bên ngoài sẫm màu, màu caramel sẽ làm tăng thêm kết cấu thay cho lớp vỏ bánh.