Làm thế nào để sống sót và đảm bảo an toàn tối đa khi thang máy rơi tự do?

Trưa 30/11, thông tin thang máy rơi tự do tại một chung cư ở Hà Nội khiến hai người bị thương. Vậy cần làm gì khi gặp trường hợp thang máy rơi tự do thế này?

Ngày nay, thang máy là một phần không thể thiếu được trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt là ở đô thị, nơi các toà nhà cao tầng, chung cư, trung tâm thương mại mọc lên như nấm. Về cơ bản, thang máy là phương tiện vận chuyển nhanh chóng, thuận tiện và an toàn, tuy nhiên, do một số lỗi xây dựng, bảo trì, các sự cố thang máy vẫn xảy ra và gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. 

Thang máy ngày càng phổ biến với đời sống hàng ngày.

Trong các sự cố, sự cố xảy ra nhiều nhất là thang máy rơi tự do, khiến nhiều người bị thương tật, thậm chí tử vong. Sự cố là điều không ai mong muốn, nhưng nên xử lý thế nào nếu không may rơi vào trường hợp thang máy rơi tự do để hạn chế bị thương, đảm bảo an toàn tính mạng cao nhất? 

1. Bình tĩnh, bình tĩnh và bìn tĩnh

Trong mọi tình huống khẩn cấp, yếu tố quan trọng giúp bạn bảo toàn mạng sống chính là sự bình tĩnh. Dù có đọc bài viết này hàng trăm lần, nếu không thể giữ bình tĩnh khi thật sự gặp phải sự cố, bạn sẽ khó kiểm soát tốt tình hình, thậm chí có thể làm nó tệ hơn. Chắc chắn bạn sẽ hoảng loạn trong vài giây đầu tiên. Điều cần làm là hãy hít thở một hơi thật sâu để lấy lại bình tĩnh nhanh nhất có thể, sau đó tiếp tục làm những gì có thể theo các điều dưới đây.

Hãy bình tĩnh vì hốt hoảng chẳng giải quyết được vấn đề gì hết.

2. Ấn toàn bộ các tầng trên bảng điều khiển thang máy 

Đầu tiên hãy nhấn nút mở thang máy đầu tiên, nếu không mở hãy bấm hàng loạt các nút khác. Các nút trên bảng điều khiển bao gồm điểm đến tại các tầng, nút khẩn cấp, nút liên hệ với bên ngoài. Đương nhiên, bạn cần bấm nút khẩn cấp, liên lạc với bộ phận kiểm soát thang máy bên ngoài để có người xử lý kịp thời. Lý do cần bấm hàng loạt nút, bộ phận thang máy sẽ kích hoạt chế độ cấp điện khẩn cấp. Đồng thời, nếu may mắn thang máy có thể đột ngột mở và dừng lại ở tầng nào đó trước khi rơi thẳng xuống.  

Ấn toàn bộ các nút trên bảng điều khiển thang máy sẽ tăng khả năng thang máy dừng lại.

3. Lựa chọn tư thế 

Trong trường hợp thang máy đủ không gian, bạn hãy ngay lập tức nằm xuống sàn tại vị trí càng chính giữa sàn cabin càng tốt, đặt lưng thẳng áp xuống. Một tay đặt dưới gáy gối đầu lên để làm giảm lực tác động lên phần đầu và gáy, một tay che mặt để tránh bị thương khi có mảnh vỡ rơi xuống mặt. Tư thế nằm áp toàn bộ cơ thể xuống đất giúp lực tác động phân tán đều ra khắp cơ thể, riêng phần đầu cần bảo vệ bằng tay.

Nếu có thể, nằm ngay xuống sàn, đặt một tay sau gáy đỡ đầu, một tay che mặt.

Trong trường hợp thang máy đông người, bạn hãy bám chặt tay cầm thang máy, điều này giúp bạn giữ thăng bằng khi thang máy tiếp đất, quan trọng nhất là bộ phận đầu của bạn sẽ tránh khỏi việc bị đập vào thành thang máy khi mất thăng bằng. Dựa chắc lưng áp vào thành thang máy và đỡ gáy, không đứng thẳng đứng, hãy cố hạ đầu gối xuống nhiều nhất có thể, trong trường hợp còn đủ không gian trong thang máy.

Hãy bám chặt tay cầm thang máy, điều này giúp bạn giữ thăng bằng khi thang máy tiếp đất.

4. Những điều KHÔNG nên làm

Khi thang máy có sự cố, ở trong cabin là an toàn nhất, cấu tạo cabin thang máy sẽ không dễ dàng sập xuống. Bạn sẽ chỉ cần xử lý các vấn đề khi thang máy tiếp đất gây ra va chạm mạnh. Nếu cố cạy cửa thang thoát ra ngoài hoặc tự ý trèo ra khỏi cabin thang máy, đừng cố nhảy cao để tránh bị va đập khi thang máy chạm đất.

Ảnh minh hoạ: Đừng cố gắng nhảy cao.

Bạn có thể bị thiếu oxy đột ngột, khó thở bởi hoạt động mạnh. Nếu không được cấp đủ oxy, bạn không thể bình tĩnh xử lý theo các tình huống khác, thậm chí chết vì ngạt thở. Tự ý trèo khỏi cabin rất nguy hiểm, thang máy có thể trượt xuống bất cứ lúc nào, lực của thang hoàn toàn có thể chặt đôi cơ thể nếu bạn không kịp thoát hoàn toàn ra ngoài.

Ảnh minh hoạ: Đừng cố cạy thang hoặc trèo khỏi thang. 

Bài liên quan

News feed