Câu nói "Con gái là người tình kiếp trước của cha" xuất phát từ đâu?
- Thanh Lê
- Đăng lúc: Thứ tư, 25/05/2022 17:50 (GMT +7)
Câu nói "Con gái là người tình kiếp trước của cha" từ trước đến nay vẫn được sử dụng trong một ngữ cảnh liên hệ đến tình cảm thiêng liêng giữa cha và con gái.
Mối quan hệ giữa cha và con gái thường khiến người ta xúc động khi nhắc đến. Trong cuộc sống thường ngày, cha thường thân thiết với con gái hơn con trai. Nhiều người cũng bày tỏ, trải nghiệm làm bố của 1 cậu con trai khác hẳn với việc làm bố của 1 cô con gái. Sinh ra con gái, người đàn ông cảm thấy mình trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn và có thêm một người mà họ cần bảo vệ. Cha cũng là người bao bọc, che chở và lo lắng cho cô con gái của mình ngay cả khi đã con đã khôn lớn, trưởng thành. Có lẽ vì sự thân thiết, trìu mến và gắn bó ấy mà nhiều năm nay, MXH rất phổ biến câu nói: "Con gái là người tình kiếp trước của cha". Câu nói này được nhiều người sử dụng với hàm ý: Đối với con gái, cha luôn chiều chuộng, nâng niu, cư xử nhẹ nhàng, là tình cảm mà cha ít khi thể hiện với con trai, thậm chí là với vợ của mình.
Câu nói: "Con gái là người tình kiếp trước của cha" xuất phát từ quan niệm về nhân quả luân hồi trong Phật giáo. Theo đó, Phật giáo cho rằng, mối quan hệ vợ - chồng, cha mẹ - con cái là do 4 cái duyên mà nên: Trả nợ - đòi nợ, trả ơn - báo oán. Các mối quan hệ này đều là do nhân đã gieo từ nhiều đời. Bạn nợ ai ở kiếp trước thì kiếp này sẽ phải trả cho tới khi đủ, nếu là duyên phận kiếp trước vẫn còn thì kiếp này phải trả cho xong, phải gặp gỡ để kết thúc nó.
"Có thể người vợ ở kiếp này là người bạn chôn kiếp trước, tới trả nợ cho bạn. Đứa con trai kiếp này là chủ nợ của bạn ở kiếp trước, tới để đòi món nợ bạn chưa trả. Đứa con gái ở kiếp này là người tình ở kiếp trước, tới vì tình cảm chưa dứt. Người tình kiếp này là vợ chồng của kiếp trước, tới nối tiếp phần duyên phận chưa dứt..."
>>> Xem thêm: Chuyên gia khí tượng dự báo: Thiên tai năm 2022 sẽ phức tạp, khốc liệt và khó dự đoán hơn 2021
Theo phân tâm học hiện tại, mối quan hệ cha - con gái được lý giải bằng thuyết Phức cảm Oeddipus của Sigmund Freud. Theo đó, nhà phân tâm học này cho rằng, bé gái có khuynh hướng gắn bó với cha và hay mâu thuẫn với mẹ vì mối quan hệ giới tính.
Phức cảm Oeddipus xuất hiện khiến trẻ phát triển cảm giác bị thu hút người sinh thành khác giới, như bé trai bị thu hút bởi mẹ và bé gái bị thu hút bởi bố.
Nhà tâm lý học Carl Jung cũng đưa ra một học thuyết về Thành toàn bản ngã, tức là sự thống nhất giữa ý thức và vô thức của một người khi đã biết được những điều có trong tâm trí mình và dung hòa được chúng. Trong đó có hai khái niệm bao gồm Anima - sự nữ tính trong tâm trí nam giới và Animus - sự nam tính trong tâm trí nữ giới. Theo Carl Jung, Anima của người cha và Animus của người con gái khiến cho mối quan hệ của cả hai trở nên thân thiết hơn so với mối quan hệ đồng giới giữa người sinh thành với con. Cũng chính điều này khiến người cha có ảnh hưởng lớn tới tiêu chuẩn chọn bạn đời của con gái, giống như người mẹ ảnh hưởng tới tiêu chuẩn bạn đời của con trai.
Thuyết phân tâm học này cũng là cơ sở để nhiều người tin cậy và viện dẫn câu nói: "Con gái là người tình kiếp trước của cha".
Câu nói này cũng được nhắc đến trong cuốn sách "Những bí ẩn cuộc đời" của Mary Mansions xuất bản năm 1950 do Nguyễn Hữu Kiệt dịch.
MXH giúp lan truyền câu nói trên mạnh mẽ hơn, nhưng nguồn gốc thực sự của câu nói này vẫn chưa rõ ràng.
Thời gian gần đây, nhiều ý kiến trên MXH phản đối câu nói trên vì cho rằng nó không phù hợp, làm méo mó tình cảm cha con thiêng liêng.
Mới đây, nữ diễn viên Cao Thái Hà bị netizen chỉ trích mạnh mẽ vì kể rằng cô đã bày tỏ với cha về mong muốn được làm vợ chồng với ông ở kiếp sau vào lúc ông lâm chung. Nữ diễn viên cũng đã lên tiếng xin lỗi vì phát ngôn này.