Dân mạng tranh cãi quyết liệt với đề bài Tiếng Việt tìm chủ ngữ trong câu
- Thu Trần
- Đăng lúc: Thứ hai, 09/11/2020 00:27 (GMT +7)
Chỉ một câu hỏi môn Tiếng Việt tìm chủ ngữ ngữ dành cho học sinh lớp 5 nhưng cả khiến dân mạng tranh cãi bất phân thắng bại.
Ngày xưa, ông bà ta có câu "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam", ngụ ý muốn nói rằng ngữ pháp của tiếng Việt rất khó, không chỉ bởi sự trúc trắc của vần điệu, của các từ, các câu, mà còn bởi cấu trúc khác với ngôn ngữ của người phương Tây. Chình vì lẽ đó mà Tiếng Việt trở là 1 trong những ngôn ngữ phức tạp nhất trên thế giới.
Bằng chứng là thời gian gần đây, cư dân mạng đã tranh luận dữ dội về việc xác định chủ ngữ trong một câu văn ngắn. Được biết, đây là một câu hỏi Tiếng Việt trong một đề kiểm tra của bậc tiểu học. Tuy nhiên, nó lại khiến cho hầu hết mọi người đều phải đau đầu vì không thể chọn được đáp an thống nhất.
Cụ thể câu hỏi như sau: "Trong câu 'Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông cái thổi vào mát rượi', bộ phận nào là chủ ngữ?". Kèm theo đó là 4 đáp án gợi ý:
A. Một buổi chiều đẹp trời
B. Gió từ sông cái
C. Gió từ sông cái thổi vào
D. Thổi vào mát rượi
Sau khi đọc xong câu hỏi, đa số mọi người đều loại bỏ câu A và câu D vì câu A chính là trạng ngữ, còn câu D là chắc chắn không thể nào là chủ ngữ của câu được. Vậy là chỉ còn đáp án B và C để chọn lựa. Và rồi, cuộc tranh luận bắt đầu nổ ra từ đây.
Nhiều người phân tích: "Đáp án B là chính xác vì Chủ thể hành động là 'Gió từ sông cái'. 'Thổi vào' là động từ. 'Mát rượi' là trạng từ bổ nghĩa cho động từ thổi".
Tuy nhiên, những ý khác lại cho rằng C mới là đáp án chuẩn vì cả cụm "từ sông cái thổi vào" bổ nghĩa cho "gió"
Thậm chí, một số tài khoản còn khẳng định trong cả 4 đáp án không có cái nào đúng cả. Vì chủ ngữ được dùng để trả lời cho câu hỏi 'Ai', 'Cái gì' thì trong đề bài chỉ có mỗi "Gió" là phù hợp. Còn cụm từ phía sau "từ sông cái" là bổ ngữ đi kèm.
Được biết đáp án đúng chính là đáp án B. Vì "Một buổi chiều đẹp trời' là trạng từ tình thái, 'gió' là chủ ngữ, 'từ sông cái' là định ngữ bổ nghĩa cho danh từ, 'thổi vào mát rượi' là vị ngữ, trong đó 'thổi vào' là động từ, 'mát rượi' là tính từ bổ ngữ, bổ ngĩa cho động từ".
Tuy vậy, hiện tại, cuộc tranh luận về đề bài này vẫn chưa có hồi kết.