Mỹ cảnh báo nguy cơ độc hại từ dung dịch kit test Covid-19

Theo một số báo cáo tại Hoa Kỳ, các kit test nhanh COVID có thể dẫn tới ngộ độc nếu người dân sử dụng không đúng cách.

Hashtag: COVID-19

Nguy cơ độ hại từ dung dịch kit test Covid-19

Theo đó, báo cáo được đăng tải trên tờ USA Today, Trung tâm nhiễm độc quốc gia Hoa Kỳ cho biết, có một loại hóa chất nguy hiểm được tìm thấy trong dung dịch đệm của kit test nhanh COVID có thể dẫn đến ngộ độc. Đó chính là dung dịch, natri azua, không màu, không mùi, không vị. Hóa chất này chủ yếu được sử dụng trong túi khí ô tô và trong quá trình xử lý các côn trùng gây hại. Trong dung dịch đệm của bộ test nhanh Natri azua giúp kích hoạt phản ứng hóa học, giúp phát hiện virus SARS-CoV-2.

Bên cạnh đó, theo các báo cáo tại Ấn Độ cũng cho thấy, ở quốc gia này cũng đã xảy ra các trường hợp ngộ độc từ kit test nhanh COVID và hiện số ca vẫn đang tăng lên.

Mỹ cảnh báo dung dịch kit test Covid-19 'độc hại' - Ảnh Internet

>>> Xem thêm: BS Trương Hữu Khanh hướng dẫn phát hiện triệu chứng và cách chăm sóc trẻ nhiễm Omicron

Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, dù chỉ chứa một lượng nhỏ hóa chất độc hại natri azua trong bộ kit test nhanh COVID nhưng bạn không nên xem thường.

Liên quan đến vấn đề này, chia sẻ với VnExpress, Giảng viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy Hà Nội, tiến sĩ Khuất Quang Sơn cho biết, trong dung dịch test nhanh Covid chứa nhiều hóa chất khác nhau, trong đó natri azua là một chất độc mạnh, gây ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp nhiều như tim và não.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết, nếu không may nuốt phải natri azua người bệnh có thể bị tụt huyết áp, chóng mặt, đau đầu hoặc tim đập nhanh. Nếu tiếp xúc với lượng lớn sẽ vô cùng nguy hiểm vì natri azua có thể đe dọa sức khỏe, dẫn đến co giật, mất ý thức, tổn thương phổi, suy hô hấp, thậm chí là gây tử vong.

Cách xử lý khi sử dụng nhầm dung dịch trong kit test

Dù vậy, tiến sĩ Sơn cho biết "lượng NaN3 trong một bộ kit test là rất nhỏ", nếu nhỏ nhầm vào mắt và được rửa sạch ngay dưới vòi nước 15-20 phút sau đó dùng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9% nhỏ mắt, như vậy chỉ gây kích ứng nhẹ, mẩn đỏ.

Nếu chấm vào mũi cũng chỉ cần xì mũi ra, rửa sạch và nhỏ dung dịch NaCl 0,9% để giải quyết tình trạng kích ứng có thể xảy ra. Trường hợp không may tiếp xúc da bạn cần nhanh chóng rửa sạch da dưới vòi nước ít nhất 15 phút. Nếu không may nuốt phải, để được xử trí ban đầu bạn cần gọi đến 115, các trung tâm chống độc để được hướng dẫn cụ thể.

Liên quan đến vấn đề này, Phó chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam bác sĩ Nguyễn Hồng Hà cho rằng, vì dung dịch để trong lọ kín, do đó, trường hợp tiếp xúc trực tiếp với natri azua là rất hiếm. Khi làm xét nghiệm chỉ nhỏ từ ba đến 4 giọt nên liều lượng này là không đáng kể. Nhưng để đảm bảo an toàn cho bản thân, nhất là trẻ nhỏ, khi xét nghiệm nhanh, cần tuân thủ đúng quy trình, test đúng cách, nhỏ trực tiếp vào khay thì không quá lo ngại. Và tới hiện tại, Việt Nam cũng chưa ghi nhận trường hợp nào ngộ độc do tiếp xúc với dung dịch này.

"Khi test nhanh, người lớn nên trực tiếp thực hiện, để dung dịch tránh xa tầm tay trẻ em, dùng xong cần xử lý đúng cách là an toàn, không nên lo lắng thái quá", bác sĩ Nguyễn Hồng Hà nói.

Bên cạnh đó, chuyên gia cũng khuyến cáo, để tránh tình trạng kích ứng, nhiễm độc hoặc ngộ độc natri azua có thể xảy ra, các gia đình nên cất bộ xét nghiệm ở vị trí cao, trong tủ có khóa, tránh xa tầm tay trẻ em và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng bộ kit.

Tiến hành xét nghiệm xong, mọi người nên cho dụng cụ vào túi kín và vứt vào thùng rác (tách biệt với rác thải sinh hoạt thông thường), tập trung ở một nơi cố định và phải dán nhãn "Chất thải có nguy cơ chứa nCoV".

Bài liên quan

News feed