Vì sao cổ nhân có câu: "Một nhà 2 cửa, cả của lẫn người khó toàn vẹn"?
- Thanh Lê
- Đăng lúc: Thứ ba, 10/05/2022 16:52 (GMT +7)
Một trong những lời dạy cổ xưa mà tổ tiên người Trung Hoa để lại đó là: "Một nhà có hai cửa, cả của lẫn người khó mà toàn vẹn". Vậy câu này có ý nghĩa thế nào?
Trải qua hàng trăm ngàn năm, dù xã hội có phát triển ra sao thì lời dạy của người xưa vẫn còn nguyên giá trị và mang hàm ý nhất định mà con cháu nên lưu tâm. Bởi những lời dạy của cha ông đều được đúc rút từ kinh nghiệm cuộc sống và được truyền qua nhiều đời khác nhau. Đặc biệt, về phong thủy nhà ở, cổ nhân có những bài học rất đúng đắn mà tới nay chúng ta vẫn nên chiêm nghiệm. Trong đó có câu "Một nhà hai cửa, cả của lẫn người khó toàn vẹn".
>>> Xem thêm: BS Trương Hữu Khanh nói sự thật về "virus lạ" gây dịch nôn, tiêu chảy ở trẻ em
Theo phong thủy
Từ xưa xưa tới nay xây nhà là một việc rất quan trọng, do đó người ta thường chú trọng đến yếu tố phong thủy. Trong đó với một ngôi nhà thì chắc chắn cánh cửa ra vào là điều không thể thiếu, đây không chỉ đơn thuần là chỗ để ra vào mà còn được ví như bộ mặt của ngôi nhà, nơi đầu tiên đón tài lộc, may mắn cho tổ ấm.
Vì vậy, một trong những thứ được quan tâm hàng đầu khi xây dựng nhà cửa đó chính là cửa ra vào. Dù đây là nơi đón lộc, theo lẽ thường thì càng nhiều cửa sẽ càng đón nhiều may mắn, nhưng theo người xưa như vậy sẽ khiến tài lộc trong nhà bị thất thoát ra ngoài, gây hao tài tốn của.
Dù ở một số ngôi nhà cổ, hoặc nếp nhà xưa 3, 4, 5 gian, rõ ràng là có 2 hoặc 3 thậm chí nhiều hơn cửa ra vào. Nhưng thực tế nếu để ý bạn sẽ thấy những cánh cửa này không rộng bằng cửa ra vào chính và thường chỉ gọi là cửa hông hoặc cửa hậu.
Theo quan điểm của tâm lý học
Theo quan điểm của tâm lý học, nếu một ngôi nhà mở ra 2 cửa có nghĩa là các thành viên trong gia đình không hòa thuận, thường cãi vã. Nguyên nhân là do, ngôi nhà là nơi tụ họp của một gia đình, không gian trong tổ ấm chính là nơi gắn kết mọi người lại với nhau.
Còn ở những gia đình mối quan hệ của mọi người không hòa thuận với nhau thì thường người ta sẽ ra vào qua các cửa khác nhau để tránh cảm giác lúng túng hoặc giảm bớt sự khó chịu khi gặp gỡ.
Nhưng tránh né kiểu này chỉ là nhất thời, vì như vậy về lâu dài sẽ gây ra thêm nhiều mâu thuẫn, bất bình, tích tụ đến một ngưỡng nhất định sẽ rất dễ tan vỡ.
Ngày xưa hay nay, bất cứ ai cũng chú trọng đến vai trò của mái ấm, do đó khi làm nhà, người xưa sẽ không mở 2 cửa vào nhà với hy vọng làm như vậy sẽ gắn kết các thành viên trong gia đình và tránh sự tan vỡ, lục đục của các thành viên.
Quan điểm của khoa học
Theo khoa học, nếu một ngôi nhà có hai cửa mở thì chẳng khác nào tạo thêm 1 lối thoát hiểm cho kẻ trộm khi vào nhà ăn trộm. Đặc biệt gia đình nào đó vắng người, thì việc có hai cửa sẽ càng tạo cơ hội cho kẻ xấu nhòm ngó 'giở trò' để trộm đồ. Điều đó không chỉ dẫn tới hậu quả là mất tiền của, mà thậm chí điều này còn có thể ảnh hưởng tới tính mạng của gia chủ.
Chính vì vậy người xưa quan niệm khi xây nhà, điều tối kỵ là không nên làm hai cửa, nếu bất đắc dĩ, việc thiết kế những cửa nhỏ cũng sẽ là cách giúp giảm nguy cơ rủi ro khi có kẻ xấu đột nhập.