BS Trương Hữu Khanh nói sự thật về "virus lạ" gây dịch nôn, tiêu chảy ở trẻ em

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ ba, 10/05/2022 14:12 (GMT +7)
BS Trương Hữu Khanh (Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm TP.HCM) cho biết, nguyên nhân gây nôn và tiêu chảy ở trẻ có thể là do đã ăn nhầm phải thực phẩm kém vệ sinh.

Nhiều bậc phụ huynh gần đây rất hoang mang trước thông tin đang có "dịch lạ", "virus lạ" khiến trẻ nôn, tiêu chảy rất nhiều, có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có thể kèm đau bụng các mức độ... Bên cạnh đó, còn có thông tin cho rằng, "tác nhân gây bệnh vẫn là ẩn số". Điều này càng khiến các bậc làm cha mẹ hoang mang, không biết làm cách nào để bảo vệ con trước tình trạng này.

Liên quan đến tình trạng này ở trẻ, bác sĩ Trương Hữu Khanh (Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm TP.HCM) đánh giá đây là tình trạng không đáng lo ngại. Vì theo ông, nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do trẻ đã ăn nhầm phải thực phẩm nào đó kém vệ sinh, do đó mới khiến trẻ nôn và đi ngoài nhiều. Hoặc cũng có thể do virus Rota gây nên chứ không liên quan đến bệnh viêm gan lạ.

Sự thật về 'virus lạ' khiến trẻ nôn, tiêu chảy và việc bố mẹ nên làm để con mau khỏe - Ảnh minh họa
Sự thật về "virus lạ" khiến trẻ nôn, tiêu chảy và việc bố mẹ nên làm để con mau khỏe - Ảnh minh họa

>>> Xem thêm: Không rút BHXH 1 lần, người dân sẽ được tăng nhiều quyền lợi

Bên cạnh đó, BS Khanh cũng phân tích, có thể là sau 1 thời gian dài ở nhà cách ly do dịch Covid-19, trẻ nhỏ được chăm sóc quá kỹ, ít đến lớp chơi cũng ít ra ngoài. Do đó, khi trở lại cuộc sống bình thường, hệ tiêu hóa của trẻ dễ nhiễm bệnh do chưa có thời gian thích nghi.

Vị chuyên gia này cũng cho biết, hiện nay tình trạng trẻ nhỏ bị nôn, tiêu chảy không quá nhiều, do đó ông khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên mất bình tĩnh, thay vào đó hãy theo dõi và chăm sóc con theo hướng dẫn của các bác sĩ.

Bố mẹ làm gì để can thiệp khi con bị nôn và tiêu chảy?

Về tình trạng đi ngoài và nôn ở trẻ, bác sĩ Trần Anh Quân (Khoa Nhi, Bệnh viện Xanh Pôn) đánh giá nguyên nhân gây nên có thể là do virus như enterovirus, adenovirus... Bệnh dễ lây và người lớn có thể lây khi bé mắc bệnh là vì đường lây của nó trực tiếp qua giọt bắn, dịch nôn, phân trẻ mắc bệnh, hoặc có thể qua việc tiếp xúc với bề mặt có virus gây bệnh, đưa lên mắt, mũi, miệng...

Nếu khi con mắc phải tình trạng này mà cha mẹ chưa thể đưa bé đi khám, theo bác sĩ phụ huynh cần làm ngay một vài việc như sau:

- Bổ sung nước, hoặc nước điện giải cho con.

- Cho bé ăn thành nhiều bữa bỏ, mỗi bữa ăn từng chút.

- Nếu bé sốt trên 38.5 độ, cần cho trẻ uống hạ sốt

- Bổ sung men vi sinh cho con.

- Chỉ khi có sự chỉ định của bác sĩ mới cho con dùng chống nôn.

- Trừ khi có nhiễm khuẩn nếu không không nên cho con dùng kháng sinh.

BS Trương Hữu Khanh nói sự thật về 'virus lạ' gây dịch nôn, tiêu chảy ở trẻ em  - Ảnh 2

Nếu con nôn trớ liên tục, nôn ra cả mật xanh mật vàng, không thể ăn, uống, bé mệt, da xanh tái, môi khô mắt trũng, thóp trũng, khát nhiều nhưng không thể uống thì cần đưa ngay bé vào viện.

Hoặc nếu trẻ sốt cao liên tục, đau bụng nhiều, quấy khóc, li bì, lơ mơ, co giật... cha mẹ cũng cần đưa trẻ đi thăm khám để các bác sĩ đánh giá mức độ mất nước, tình trạng nhiễm khuẩn, loại trừ bệnh lý thần kinh như viêm não, màng não, bệnh lý bụng cấp cứu ngoại khoa như lồng ruột, tắc ruột, viêm ruột thừa và đưa ra các phương pháp điều trị phù cho con.

BS Quân cũng khuyên mọi người, để phòng ngừa bệnh cha mẹ nên cho con cách ly với trẻ mắc bệnh, sát khuẩn tay thường xuyên và dạy con không đưa tay, đồ vật chạm vào mắt mũi, miệng.

Bùng phát dịch nôn, tiêu chảy ở trẻ em: Trưởng khoa BV Nhi TW hướng dẫn cách phát hiện Quảng Ninh: Trẻ 18 tháng tuổi chết bất thường khi điều trị tiêu chảy ở bệnh viện Viêm gan bí ẩn ở trẻ em: Những dấu hiệu cha mẹ cần nắm rõ để bảo vệ con
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp