Ăn mì tôm như thế nào để không gây hại cho sức khỏe?

IG Đăng lúc: Thứ sáu, 16/10/2020 16:18 (GMT +7)
Mì tôm được cho là nguyên nhân làm tăng nguy cơ béo phì, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nhưng câu chuyện sẽ thay đổi nếu biết ăn mì đúng cách.

Hiện nay, cuộc sống bận rộn, nhiều người chọn mì tôm là bữa sáng thường xuyên, thậm chí có những lúc mì tôm trở thành bữa chính “bất đắc dĩ” của dân công sở, văn phòng. Tuy nhiên, việc ăn mì tôm quá thường xuyên có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe.

Cụ thể, theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần chủ yếu của mì tôm là carbohydrate, trong khi đó cơ thể con người muốn khỏe mạnh cần có 6 chất là: protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. Nếu ăn mì thường xuyên sẽ khiến cơ thể không được đầy đủ dinh dưỡng. Ngoài ra, sợi mì sau khi chiên chứa lượng chất béo mà cơ thể cần 4-5 ngày mới tiêu hóa hết. Chất béo trong mì chủ yếu là chất béo bão hòa (Saturated Fat), gây nguy cơ thừa cân, béo phì.

Ngoài ra, các gói gia vị bên trong mì ăn liền chứa hàm lượng muối natri cao cùng chất điều vị kích thích ngon miệng. Việc nạp quá nhiều các chất này có thể gây một số bệnh liên quan gan, thận, huyết áp và tích trữ nước trong cơ thể.

Ăn mì tôm như thế nào để không gây hại cho sức khỏe?
Ăn mì tôm như thế nào để không gây hại cho sức khỏe?

Trong một thí nghiệm đặc biệt của tiến sỹ Braden Kuo, công tác tại Bệnh viện cộng đồng Massachusetts (Mỹ), việc tiêu thụ mỳ ăn liền trên 3 lần mỗi tuần có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và tim mạch.

Tuy nhiên, huấn luyện viên thể hình chỉ ra rằng, hoàn toàn có thể khắc phục những nhược điểm của mì tôm bằng cách ăn khoa học. 

Khi nấu mì, bạn chỉ nên dùng 1/2 đến 2/3 gói gia vị trong mì để đảm bảo không nạp quá nhiều muối. Ngoài ra, nên chần mì qua nước sôi và bỏ nước chần mì đi để giảm bớt lượng dầu không tốt.

Để tăng cường chất xơ, vitamin và khoáng chất trong mì, nên nấu mì với các loại rau củ quả khác nhau như rau cải, cà chua, các loại rau thơm, dưa chuột, bổ sung 1 chút chanh tươi và ớt tươi để thay thế cho gói sa tế cay. Nếu có điều kiện, nên ăn mì kèm theo trứng gà, thịt nạc để bổ sung thêm đạm, đảm bảo một bữa ăn đủ dinh dưỡng và lành mạnh.

Tuy vậy, việc ăn mì nên hạn chế số lượng ăn trong tuần để đảm bảo bữa ăn của bạn đa dạng, phong phú, nạp dinh dưỡng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau thay vì chỉ có mì tôm.

 

Quảng Bình: Bé trai bị cò mổ hỏng mắt Truy điệu 13 cán bộ chiến sỹ tử nạn vào ngày 18/10 Phạm Băng Băng đã nổi giận bỏ về giữa lễ trao giải Hoa Đỉnh 2020
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp