Bắc Giang: Em bé sau khi rửa mũi bằng nước muối thì ngừng thở

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ ba, 12/01/2021 23:50 (GMT +7)
Thấy con bị nghẹt mũi, gia đình đã sử dụng nước muối để rửa mũi cho con. Tuy nhiên sau đó, bé trai bất ngờ ngừng thở, tím tái toàn thân. 

Cuối tuần trước, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang đã cấp cứu cho một bé trai 2,5 tháng tuổi trong tình trạng thở gắng sức, nhịp tim nhanh sau khi rửa mũi bằng nước muối.

Được biết, khi bé bị ngạt mũi, bố mẹ đã sử dụng nước muối để rửa mũi cho con nhưng sau đó bé trai bất ngờ tím tái toàn thân và ngừng thở. Gia đình đã tiến hành hô hấp nhân tạo và ngay lập tức đưa con tới bệnh viện. 

Một bệnh nhi bị rửa mũi sai cách được cấp cứu tại bệnh viện (Ảnh: Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang)
Một bệnh nhi bị rửa mũi sai cách được cấp cứu tại bệnh viện (Ảnh: Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang)

Sau khi cháu bé được đưa vào bệnh viện các bác sĩ thăm khám và cho biết bé trai bị hội chứng xâm nhập do dung dịch rửa mũi họng đã chảy vào khí quản dẫn đến co thắt khí quản và thanh quản khiến bé bị thiếu oxy nghiêm trọng, dẫn đến khó thở cấp tính.

Sau khi được các bác sĩ đã cấp cứu tích cực, bé trai  đã qua cơn nguy hiểm. Liên quan đến ca bệnh này, bác sĩ Lê Nguyệt Minh - Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc, tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang khuyến cáo, cha mẹ không nên lạm dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ, vì mũi và họng đều có một lượng dịch tự nhiên đủ để bôi trơn niêm mạc.

Theo bác sĩ Lê Nguyệt Minh, rất may bé trai đã được hô hấp nhân tạo trước khi đưa vào viện và được cấp cứu kịp thời nếu không có thể sẽ dẫn đến nguy hiểm tính mạng.

Được biết rửa mũi là phương pháp giúp phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp khá hiệu quả, nhưng nếu áp dụng sai cách có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho trẻ như tổn thương niêm mạc mũi, viêm họng, viêm tai giữa, thậm chí có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng nặng.

Một bé trai được rửa mũi bằng nước muối (Ảnh: Meta)
Một bé trai được rửa mũi bằng nước muối (Ảnh: Meta)

Bác sĩ Minh khuyến cáo, cha mẹ cần biết việc rửa mũi liên tục sẽ khiến lớp nhầy trong mũi trẻ bị mất đi, dễ khô mũi khiến niêm mạc mũi buộc phải làm việc, tiết ra nhiều chất nhầy hơn.

Tuy nhiên nhiều phụ huynh khi rửa mũi thường sử dụng xilanh hỗ trợ, tuy nhiên điều này là sai lầm. Bởi xilanh có thể gây tổn thương niêm mạc mũi và tạo ra áp lực cao, gây sặc và sang chấn tâm lý cho con.

Tự ý dùng thuốc giảm đau, bệnh nhân bị ngưng thở, suýt chết Kỳ tích: Anh thợ điện ngưng tim, ngưng thở sống sót sau 3 ngày ngủ đông Em bé chào đời từ phôi thai đông lạnh được cất giữ 27 năm
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp