Vị trí của bánh mì dứa với người dân Hong Kong cũng giống như bánh mì baguette được người dân Pháp vô cùng yêu thích, rất phổ biển và được ưa thích. Nếu người Pháp có thể ghé vào bất kỳ tiệm bán bánh nào để mua một chiếc baguette mang đi thì người dân xứ Cảng thơm cũng làm như vậy với bánh mì dứa.
Dù tên là bánh mì dứa (bolo bao) trong tiếng Quảng Đông nhưng món bánh mì này chẳng dính dáng chút nào đến quả dứa cả. Cái tên đó ra đời chỉ vì lớp vỏ ờ bề mặt nhìn giống vỏ của quả dứa mà thôi. Bánh mì dứa theo truyền thống được làm bằng một bột mì và phủ một lớp giống như bột bánh quy, tương tự như bánh conchas của người Mexico. Điều này giúp bánh có kết cấu giòn, ngọt ở bên ngoài, mềm ở bên trong.
Lịch sử hình thành món bánh mì dứa
Vào cuối những năm 1940, các quán cà phê theo phong cách Hong Kong có tên là cha chaan tengs đã trở nên phổ biến, thúc đẩy các thợ làm bánh sáng tạo với sản phẩm của họ để đánh bại đối thủ cạnh tranh. Thấy rằng người Hồng Kông có sở thích ăn đồ ngọt, một thợ làm bánh đã tạo ra một biến tấu từ chiếc bánh mì thường thấy.
Cụ thể, ông dùng bột mì, đường, trứng, mỡ lợn giống như hỗn hợp bột để làm nên nguyên liệu làm bánh quy rồi bao bên ngoài lớp bột bánh mì. Khi nướng lên, chiếc bánh thơm nức, bên ngoài giòn, ngọt và có những đường nứt gợi nhớ đến mắt trái dứa, bên trong mềm. Vậy là ngay lập tức, chiếc bánh gây được tiếng vang lớn tại Hong Kong. Ngày nay, món bánh mì dứa vẫn là một trong những món trà chiều chủ lực của người Hong Kong.
Những chiếc bánh ngọt là một biểu tượng phù hợp cho thành phố giao thoa giữa phương Đông và phương Tây này, là sự pha trộn giữa kỹ thuật nấu ăn của châu Âu và châu Á.
Thưởng thức bánh mì dứa thế nào cho đúng?
Bolo bao theo truyền thống được phục vụ ngay khi ra khỏi lò là chuẩn nhất. Vì khi còn nóng, bánh sẽ tan trong miệng và tỏa ra mùi thơm dịu. Bánh mì dứa phù hợp để ăn bất cứ lúc nào trong ngày, từ sáng sớm đến đêm muộn, miễn là bạn thích. Tuy nhiên, các chuyên gia sẽ nói rằng chúng thường được phục vụ cho bữa sáng hoặc bữa trà chiều theo truyền thống.
Nếu không có nhân sữa trứng, chúng cũng được biết là được phục vụ khi mới ra khỏi lò, cắt đôi với một miếng bơ đông lạnh được gọi là boh loh yau. Nhiều quán cà phê Hồng Kông cung cấp một biến thể như bánh được phủ dừa bào sợi, kem sữa trứng, bột đậu đỏ và thậm chí cả trứng bác nhồi bên trong hoặc thịt xông khói cho bữa sáng.
Không có cách đúng hay sai để thưởng thức những chiếc bánh ngọt này, nhưng nếu bạn muốn hòa nhập với người dân địa phương - hãy cầm lấy nó bằng hai tay và ăn nó như một chiếc bánh hamburger!
Tiệm bánh Tai Tung ở ngoại ô Viên Long nổi tiếng là một trong những tiệm bánh lâu đời và nổi tiếng nhất ở Hồng Kông, đặc biệt với món bánh mì dứa. Từ năm 194., mỗi ngày, tiệm này cho ra lò khoảng 1.000 chiếc bánh mì dứa.
Theo thời gian, nhiều công đoạn làm bánh đã được hiện đại hóa, chẳng hạn như phần bánh mì được làm bằng máy nhưng phần vỏ bánh là vẫn được thực hiện một cách tỉ mỉ bằng tay. Và dù chỉ có bốn thành phần cơ bản là bột mì, trứng, dầu và đường nhưng tiệm bánh này phải mất 24 giờ để tạo ra một mẻ bánh đặc trưng của họ.
Dù người ta không biết ai là "ông tổ" của món bánh ngọt thần thánh này nhưng bánh mì dứa giờ đây đã trở thành một phần không thể tách rời trong bản sắc của Hong Kong. Nếu có dịp đến Hong Kong hãy ghé một tiệm bánh bất kỳ nào trong thành phố, bạn có thể sẽ tìm thấy những chiếc bánh mì dứa được bày bán.
Bình luận